Nhiều quy định về an toàn thực phẩm được Bộ Y tế sửa đổi, bãi bỏ

28/09/2023 08:44

Kinhte&Xahoi Thông tư mới của Bộ Y tế đã sửa đổi, bổ sung một số Thông tư, Quyết định đã ban hành trước đó liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trước đó.

Hình minh họa.

Theo đó, Thông tư số 17/2023/TT-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/11/2023: Theo nội dung Thông tư này, Bộ Y tế đã sửa đổi, bổ sung một số Thông tư, Quyết định đã ban hành trước đó liên quan đến vấn đề ATTP, bao gồm:

- Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8//2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm;

- Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

- Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 1/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

- Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng

- Thông tư số 49/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá.

Ngoài ra, Thông tư số 17/2023/TT-BYT đã bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/04/ 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, VSATTP; Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/ 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm".

Thông tư số 17/2023/TT-BYT đã bãi bỏ một phần 02 văn bản: Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành và Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.

 Xuân Thành - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thị trường bất động sản đã qua khó khăn?

Nếu như năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, thị trường bất động sản vẫn chìm trong trạng thái ảm đạm, sụt giảm mạnh cả về nguồn cung, thanh khoản, thì từ tháng 7-2023 đến nay, thị trường này đã bắt đầu xuất hiện tín hiệu “ấm” dần lên. Liệu thị trường bất động sản đã đi qua giai đoạn khó khăn và về lâu dài cần phải tiếp tục làm gì để tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực này?

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/xa-hoi/nhieu-quy-dinh-ve-an-toan-thuc-pham-duoc-bo-y-te-sua-doi-bai-bo-d199035.html