Phát hiện cơ sở bán bột ngũ cốc lậu, kem đánh răng giả mạo nhãn hiệu

17/06/2020 15:13

Kinhte&Xahoi Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh và phát hiện hơn 10.000 sản phẩm có dấu hiệu hàng lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu GUCCI và nhãn hiệu SENSODYNE.

 Lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội

Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội thông tin cụ thể, thực hiện Chỉ thị số 21 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch 3972 của Tổng cục QLTT về đấu tranh, phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020, cũng như thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại năm 2020, Đội QLTT số 1 đã không ngừng rà soát, kiểm tra và phát hiện lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Qua công tác kiểm tra, đại diện Đội QLTT số 1 cho biết, hiện nay một số đối tượng kinh doanh đã lợi dụng mô hình kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng online để ngang nhiên kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trước thực trạng đó, Đội QLTT số 1 cùng Tổ công tác 368 (Tổ công tác về Thương mại điện từ) đã nắm bắt tình hình, tham tra xác minh cùng nhiều các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện làm rõ các sai phạm nêu trên để tiến hành kiểm tra, xử lý kịp thời.

Theo đó, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh tại địa chỉ số 3, xóm 3, Đại Định, Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội do ông Đào Xuân Sơn làm chủ.

Thời điểm kiểm tra cơ sở trên có sự chứng kiến của Bà Tạ Thị Loan - nhân viên cơ sở. Theo đó lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang kinh doanh hàng hóa là quần áo, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... hoạt động ẩn sâu trong khu dân cư và chỉ sử dụng tài khoản facebook.com có tên “Tổng kho Huyền Trang” để giao dịch mua bán, giao nhận hàng hóa.

Cũng tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang có 7 nhân viên sử dụng máy tính và điện thoại di động để trao đổi, giao dịch với khách hàng trực tuyến online.

Kem đánh răng SENSODYNE có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu được phát hiện tại cơ sở trên. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội.

Cụ thể hàng hóa đang kinh doanh tại cơ sở gồm: Nước hoa Dionel, Kem dựỡng âm Grace, Dầu xoa trị mụn OL-CELL, Dầu gội Ylofang, Bột ngũ côc Hafer Flocken, Thực phẩm bổ sung Bitamin E, Kem trị mụn KLNPBIH, Kem đánh răng Sensodyne, Quần dài Gucci...có dấu hiệu hàng lậu và giả mạo nhãn hiệu GUCCI và SENSODYNE với tổng số 10.987 sản phẩm.

Chủ cơ sở thừa nhận, toàn bộ hàng hóa tại cơ sở không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu là hàng lậu và giả mạo nhãn hiệu GUCCI và SENSODYNE đã được bảo hộ tại Việt Nam. Ngay sau khi làm việc và xác minh có căn cứ, Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên và được niêm phong, tạm giữ theo quy định.

Lãnh đạo Đội QLTT số 1 thông tin thêm, trong thời gian tiếp theo Đội QLTT số 1 tiếp tục mở rộng đấu tranh, làm rõ số lượng hàng giả, hàng lậu cũng như hành vi vi phạm trong kinh doanh của cơ sở trên để đảm bảo xử lý triệt để, nghiêm khắc, đúng quy định của pháp luật.

An Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

HDBank và Land Sài Gòn “trên luật” tại dự án Dragon Riverside City

Trong 3 năm (từ 2016 đến 2018), Công ty Cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Sài Gòn) đã thực hiện 4 lần vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển nhà TP.HCM (HDBank) với tổng số lên đến 4.300 tỷ đồng. Đáng nói, những cái “bắt tay” HDBank và Land Sài Gòn lại vi phạm nghiêm trọng Luật Tổ chức tín dụng, khi hai đơn vị này có cùng một pháp nhân là bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Link bài gốc http://vietq.vn/phat-hien-co-so-ban-luong-lon-kem-danh-rang-gia-mao-nhan-hieu-sensodyne-tren-facebook-d175250.html