Bình Thuận bắt giữ cơ sở bán phân bón của Nhật Bản không có nhãn phụ

27/08/2021 16:24

Kinhte&Xahoi Lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận kiểm tra phát hiện cơ sở bán phân bón của Nhật Bản không phép trên địa bàn.

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận bắt giữ 12 nghìn kg phân bón của Nhật Bản không có nhãn phụ. Ảnh Cục QLTT Bình Thuận

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) Bình Thuận thông tin, ngày 19/8 Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT Bình Thuận đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Công an huyện Hàm Thuận Nam kiểm tra cơ sở kinh doanh phân bón tại thôn Đằng Thành, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam phát hiện tại cơ sở chứa 12 nghìn kg phân hữu cơ Nippon Yuki của Nhật Bản có trị giá 36 triệu đồng.

Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện toàn bộ lô hàng trên đều không có nhãn phụ tiếng Việt Nam. Cơ sở kinh doanh không có giấy đăng ký đồng thời không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Đội Quản lý thị trường số 2 đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình Cục trưởng Cục QLTT Bình Thuận xử lý theo quy định pháp luật.

Trong thời gian tới lực lượng chức năng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong đó chú trọng thị trường phân bón. Vận động các cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.

 Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam sẽ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng:

...

b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.


Xuân Thành -Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cần có chính sách hỗ trợ công bằng giữa hợp tác xã và doanh nghiệp trong đại dịch

Theo Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng và tác động tiêu cực đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, thành phần kinh tế. Trong đó, 90% tổng số HTX đã giảm mạnh doanh thu và tỷ lệ lớn hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động do đứt gãy chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản và dịch vụ, trong khi chi phí đầu vào lại tăng.

Nguồn: Pháp luật Plushttps://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/binh-thuan-bat-giu-co-so-ban-phan-bon-cua-nhat-ban-khong-co-nhan-phu-d164697.html