Cảnh tượng đổ nát kinh hoàng ở Sa Ná sau bão lũ

05/08/2019 09:11

Kinhte&Xahoi Đặt chân tới bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện vùng cao biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), nhiều người đã không cầm nổi nước mắt khi chứng kiến cảnh tượng đổ nát, kinh hoàng vừa xảy ra ở nơi đây.

Cảnh tượng không cầm nổi nước mắt ở bản Sa Ná.

Sau hai ngày mưa lũ đổ về, bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) gần như đã bị xóa sổ.

Một cảnh tượng hoang tàn, đổ nát dường như chưa bao giờ xảy ra đối với những người dân ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh và nghèo khó này.

Nhà cửa của người dân ở Sa Ná 

Bản Sa Ná, nằm cách trung tâm TP. Thanh Hóa khoảng 200km. Hiện nay, con đường duy nhất vào bản đã bị nước lũ chia cắt, chỉ còn cách đi xuyên qua con đường men theo rừng chạy ven bờ sông Luồng dài khoảng 10km và phải mất hơn 3 giờ đồng hồ đi bộ mới tiếp cận được bản Sa Ná.

Chỉ còn lại đống ổ nát 

Sáng ngày 3/8, dòng nước lũ cuốn theo vô số thân cây gỗ, bùn đất bất ngờ đổ ập xuống tổ 3, bản Sa Ná, khiến người dân không kịp trở tay.

Hơn 20 ngôi nhà của bà con dân bản trôi theo dòng lũ trong vài chục phút đồng hồ. Hiện nay, ở Sa Ná vẫn còn 10 người dân bản mất tích trong mưa lũ.

Lũ về, kéo theo vô số cây gỗ rừng tràn xuống bản Sa Ná.

Tang thương nhất là một hộ dân ở bản này có tới 5 người mất tích trong cơn "đại hồng thủy". Đó là gia đình ông Hà Văn Tiệu. Gia đình ông Tiệu có 6 người, thì có một người đi làm ăn xa, 5 người còn lại sinh sống ở bản Sa Ná đều đang mất tích.

Không thể cầm nổi nước mắt.

Công tác cứu nạn, cứu hộ và cứu trợ đối với bà con ở Sa Ná đang được chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện.

Tuy nhiên, do nằm sâu trong thung lũng, lại bị dòng sông Luồng chia cắt, con đường dẫn vào bản cũng bị lũ chia cắt, nên công tác cứu nạn, cứu hộ, tiếp viện lương thực đang gặp rất nhiều khó khăn.

Những gì còn sót lại của một hộ dân 
Ảnh minh họa

 

Chị Vi Thị Hợp (1988) vẫn ngơ ngác trước cảnh nhà cửa, tài sản bị lũ cuốn trôi tất cả. 
Nhà cửa tan nát, lương thực cũng bị vùi lấp 
Trong bản Sa Ná, đi đâu cũng nhìn thấy cảnh hoang tàn, đổ nát. 

(Tiêu đề do Pháp luật Plus đặt lại)


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Bàn tay vô hình” đằng sau vấn nạn sách giả

Cuộc chiến phòng chống sách lậu, sách giả hàng thập kỷ qua đã gặp không ít gian nan. Theo một thống kê gần nhất của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, chỉ riêng sách giáo dục, kể từ năm 2010 đến nay có ít nhất 500.000 đầu sách và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu tại rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Theo Báo Giáo dục/Pháp luật Plus