Doanh nghiệp du lịch cần xây dựng kế hoạch đón khách an toàn

18/03/2022 15:36

Kinhte&Xahoi Theo Tổng cục Du lịch, ngày 15/3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Phương án số 829/PA-BVHTTDL về mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Trong đó có những nội dung, giải pháp doanh nghiệp cần triển khai để đón khách du lịch an toàn, hiệu quả.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Vnexpress)

Theo đó, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đón khách an toàn theo Phương án và các quy định liên quan của ngành du lịch, y tế và địa phương. Chủ động xây dựng các phương án phòng, chống dịch COVID-19 và xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 theo quy định.

Doanh nghiệp phải thông báo cho khách du lịch trước chuyến đi về các quy định, yêu cầu khi khách đến Việt Nam và các quy định liên quan khác. Hướng dẫn, phổ biến để khách thực hiện các quy định của Việt Nam đảm bảo hoạt động du lịch an toàn. Và chịu trách nhiệm bảo đảm khách du lịch có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu theo quy định.

Doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác quản lý khách du lịch đảm bảo thực hiện đúng theo pháp luật Việt Nam và quy định của các địa phương. Phổ biến, quán triệt, hướng dẫn người lao động thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 của ngành du lịch, ngành y tế và các cơ quan chức năng.

Đồng thời, để đảm bảo đón khách hiệu quả, các doanh nghiệp cần chủ động kiểm tra, rà soát chất lượng và đầu tư cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách, đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn hiện hành. Chủ động tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ kịp thời đáp ứng mở cửa lại du lịch. Triển khai các hoạt động xây dựng sản phẩm, quảng bá, truyền thông, kích cầu du lịch nội địa và quốc tế, kết nối điểm đến, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.

 Phạm Duy - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cẩn trọng khi tăng nuôi tôm và cá tra xuất khẩu

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực nuôi tôm và cá tra lớn nhất cả nước, phần lớn dành cho xuất khẩu. Từ đầu năm 2022 đến nay, cùng với tín hiệu vui khi giá các loại thủy sản này tăng cao, còn có những vấn đề vướng mắc cần được giải quyết để ngành Thủy sản phát triển bền vững trong thời gian tới.

Tiếp tục tổ chức khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 41 cụm công nghiệp

Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển cụm công nghiệp; tháo gỡ khó khăn vướng mắc; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn thành phố…

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/doanh-nghiep-du-lich-can-xay-dung-ke-hoach-don-khach-an-toan-d178402.html