Xem nhiều

Cấp 3000 tỷ làm công trình phòng chống sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long: “Đừng để tình trạng làm trước hỏng sau”

28/09/2019 10:31

Kinhte&Xahoi Hôm qua (27/9), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về công tác phòng, chống sạt lở, sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020.

Thi công một công trình bảo vệ bờ biển tại ĐBSCL.

564 điểm sạt lở dài 834 km

Bộ trưởng NN&PTNT, ông Nguyễn Xuân Cường báo cáo, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tại ĐBSCL ngày càng phức tạp. Toàn vùng có tổng số 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km.

Ông Cường cho biết, giải pháp hai hàng cọc ly tâm phía trong thả đá hộc đã phát huy tác dụng tốt trong chống sạt lở bờ biển, nên đề nghị các địa phương đến Cà Mau, Kiên Giang tham khảo mô hình này để xem xét áp dụng, bên cạnh xây dựng kè cứng kết hợp cải tạo bãi trồng rừng ngập mặn để bảo đảm bền vững, cải tạo môi trường và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Trong vòng 10 năm gần đây, đã bố trí tổng kinh phí 16.067 tỷ đồng để xây dựng công trình phòng chống sạt lở, trong đó hai năm (2018, 2019) đã bố trí 4.039 tỷ đồng. Ông Cường cho biết đã đề xuất hỗ trợ 2.084 tỷ đồng kinh phí xây dựng công trình chống sạt lở bờ biển và 1.328 tỷ đồng chống sạt lở bờ sông. 

Về dự báo hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020, đến nay mùa mưa trên thượng nguồn sông Mekong gần kết thúc, song lượng mưa đạt trị số rất thấp và dự báo lượng mưa mùa khô năm 2019-2020 ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm. Do vậy, tổng lượng dòng chảy về ĐBSCL thời gian tới thấp hơn so với trung bình nhiều năm.

Vì thế, sẽ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở mức sớm và nặng hơn so với trung bình nhiều năm. Xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng nặng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi ở các cửa sông Cửu Long trong tháng 1, 2/2020. Khoảng 50.000 hộ có nguy cơ thiếu nước.

Với dự báo xâm nhập mặn năm 2019-2020, để chủ động thích ứng và giảm thiểu tối đa thiệt hại, diện tích dự kiến canh tác giảm 50.000ha còn khoảng 1,55 triệu ha lúa Đông Xuân.

Ông Cường đề nghị các địa phương ưu tiên sử dụng các giống chất lượng cao, ngắn ngày, nhóm giống chịu mặn để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Cho ý kiến về vấn đề phòng chống sạt lở tại ĐBSCL, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng đa phần các giải pháp hiện nay là mang tính tình thế, đề nghị các bộ, ngành liên quan cùng địa phương lập dự án tổng thể chống sạt lở ĐBSCL trên cơ sở quy hoạch vùng. 
 
Cần thay đổi tập tục xây dựng nhà cửa sát sông, biển

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, nhanh trên phạm vi toàn quốc, đe dọa sự phát triển của đất nước, nhất là vùng ĐBSCL, vựa lúa, vựa trái cây, khu vực sản xuất thủy sản lớn nhất của cả nước. 

Thủ tướng đề nghị trước hết cần tuyên truyền, vận động nhân dân, làm sao khắc phục được những phong tục, tập tục dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu, nhất là xây dựng nhà cửa sát sông, biển. 

Cần đánh giá tổng thể, căn cơ trên cơ sở quy hoạch ĐBSCL, hiện được giao cho Bộ KH&ĐT chủ trì xây dựng. “Từ đó, chúng ta áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ trong xử lý vấn đề sạt lở ĐBSCL chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, đừng để tình trạng làm trước hỏng sau”, Thủ tướng nói. “Đoạn nào phải dời dân cấp bách, đoạn nào làm đê mềm để trồng rừng, chỗ nào kè cứng, giảm thiểu khai thác cát các dòng sông, đặc biệt quy hoạch lại dân cư chủ động rồi tăng cường các biện pháp dự báo”.

Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức nghiên cứu một số đề tài đối với vùng bờ biển ĐBSCL, “việc nóng bỏng của dân, chúng ta phải tập trung làm vì quỹ nghiên cứu khoa học của chúng ta rất lớn”. 

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ giải quyết hoặc kiến nghị Quốc hội giải quyết đủ vốn cho vấn đề sạt lở bờ biển, bờ sông với số vốn hơn 3.000  tỷ đồng trong 2 năm (2019, 2020) để cùng với số vốn đã giải quyết nhưng chưa giải ngân xong hỗ trợ ĐBSCL. Hiện đa phần các địa phương chưa giải ngân hết các khoản vốn được giao. 

“Trước tính mạng và tài sản của nhân dân, chúng ta phải quyết tâm hỗ trợ bằng được, bảo đảm nguồn vốn cần thiết cho ĐBSCL”, Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT cùng Bộ Tài chính, NN&PTNT, TN&MT, các cơ quan liên quan sớm đề xuất về việc bố trí nguồn vốn trên. 

Về vụ Đông Xuân 2019-2020, Thủ tướng đồng ý quan điểm là phải chủ động hơn, không chủ quan khi dự báo khả năng hạn mặn thấp hơn năm 2016.

Cần tính toán diện tích lúa để chuyển sang các loại cây khác phù hợp, chuẩn bị kế hoạch rất cụ thể về khoa học-công nghệ để ứng phó với tình hình hiện nay, nhất là giống.  “Mong muốn ĐBSCL tiếp tục phát huy tinh thần, ý chí kiên cường phòng chống thiên tai, bão lũ để tiếp tục phát triển mạnh mẽ”, Thủ tướng nói.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hệ thống mỹ phẩm COCO SHOP - Điểm đến tin cậy cho các tín đồ làm đẹp Hà Thành

Xuất phát từ nhu cầu làm đẹp của chính bản thân và gia đình, kết hợp thâm nhập thị trường xác định được nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nhập ngày càng cao của khách hàng, cô nàng 9X xinh đẹp Phạm Thị Ngọc Anh đã lên ý tưởng thành lập một chuỗi cửa hàng mỹ phẩm theo hướng đi hoàn toàn mới mẻ cả về hình thức lẫn chất lượng sản phẩm mang tên COCO SHOP.

Nỗ lực không ngừng để thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao

Trải qua 25 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV) luôn nỗ lực phát triển nền công - nông nghiệp Việt Nam theo mô hình Feed- Farm-Food thông qua chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và áp dụng quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm theo tiêu chuẩn, thân thiện môi trường theo chủ trương “Ba lợi ích” hướng đến sự bền vững.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com