Xem nhiều

Cụm công nghiệp Kỳ Sơn chưa có báo cáo ĐTM, chuỵện của lịch sử hay do "buông lỏng"?

19/07/2019 11:32

Kinhte&Xahoi CCN Kỳ Sơn chưa có cơ quan quản lý cụ thể, Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng, chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cả CCN.

Kết luận thanh tra về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai của UBND huyện Tứ Kỳ tại Cụm công nghiệp Kỳ Sơn (CCN), huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) và việc chấp hành pháp luật đất đai của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh tại CCN Kỳ Sơn được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương ban hành.

Trong kết luận thanh tra đã nêu ra tồn tại một số hạn chế trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai của UBND huyện Tứ Kỳ tại CCN Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ và việc chấp hành pháp luật đất đai của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh tại CCN Kỳ Sơn. 

Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, CCN Kỳ Sơn chưa có cơ quan quản lý cụ thể, chưa có Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng, thực tế chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cả CCN, CCN chưa được đầu tư hạ tầng đồng bộ, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, hiện nay từng cở sở được thuê đất trong CCN phải tự đầu tư hạ tầng, hệ thống xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dẫn đến tình trạng manh mún, xé lẻ quy hoạch, khó khăn trong công tác quản lý.

Như vậy, đây không phải lần đầu tình trạng công ty bị phát hiện chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) diễn ra ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Các cụm công nghiệp, công ty chưa có đánh giá tác động môi trường vẫn hoạt động trong thời gian dài mới bị các cơ quan chức năng phát hiện.

Các cơ quan Nhà nước thực hiện các thủ tục cho các cơ sở thuê đất trong CCN Kỳ Sơn chưa tuân thủ quy hoạch chi tiết được phê duyệt, chưa đảm bảo ngành nghề thu hút đầu tư theo quy hoạch và quyết định thành lập CCN của Ủy ban nhân dân tỉnh, cá biệt có trường hợp để cơ sở sử dụng đất khi chưa có thủ tục theo quy định.

Một số cơ sở thuê đất trong CCN Kỳ Sơn còn có vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, xây dựng công trình không đúng quy hoạch mặt bằng chi tiết được phê duyệt, xây dựng vào đất hạ tầng kỹ thuật CCN, sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục thuê đất, chưa nộp tiền thuê đất theo quy định.

Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, tồn tại này là do một số cơ sơ thuê đất và hoạt động sản xuất kinh doanh trong CCN Kỳ Sơn trước khi có quy hoạch chi tiết xây dựng CCN.

Đồng thời, thời điểm quy hoạch CCN Kỳ Sơn vào năm 2005, chưa có quy định cụ thể quản lý CCN nên sau khi quy hoạch, trách nhiệm quản lý CCN của các cơ quan nhà nước chưa được phân định cụ thể. Đây cũng là tình trạng chung của các CCN không có chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Sau khi tỉnh có quy định về quản lý hoạt động CCN, UBND huyện Tứ Kỳ chưa thành lập Ban Quản lý các CCN hoặc Trung tâm phát triển CCN theo quy định, chưa có biện pháp hữu hiệu kêu gọi chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN, mới đề nghị điều chỉnh cục bộ quy hoạch để thu hút thêm dự án mà chưa có biện pháp đề xuất điều chỉnh tổng thể quy hoạch CCN phục vụ công tác quản lý.

Công tác thẩm định dự án đầu tư, cho thuê đất của các cơ quan chức năng chưa tuân thủ quy hoạch chi tiết xây dựng CCN được phê duyệt. Công tác thanh tra, kiểm tra của các Sở, ngành liên quan, UBND huyện Tứ Kỳ đối với các cơ sở hoạt động trong CCN Kỳ Sơn chưa được quan tâm đúng mức. Ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở hoạt động trong CCN Kỳ Sơn chưa tốt.

Được biết, trước đó ngày 18/8/2018 Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã thông tin trong bài viết "Tứ Kỳ (Hải Dương): Người dân “khốn khổ” vì Cụm công nghiệp". Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường, đại diện lãnh đạo phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Tứ Kỳ, cho biết: Vừa qua, phòng Tài nguyên & Môi trường tiến hành kiểm tra Công ty Cổ phần Dịch vụ & Thương mại Hoàng Gia Việt tại Cụm công nghiệp Ngọc Sơn - Kỳ Sơn. Thời điểm kiểm tra, Công ty có 2 dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường. 
 

Vì sao tại một CNN có quá nhiều tồn tại như vậy mà bây giờ các cơ quản lý mới phát hiện ra? 

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hệ thống mỹ phẩm COCO SHOP - Điểm đến tin cậy cho các tín đồ làm đẹp Hà Thành

Xuất phát từ nhu cầu làm đẹp của chính bản thân và gia đình, kết hợp thâm nhập thị trường xác định được nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nhập ngày càng cao của khách hàng, cô nàng 9X xinh đẹp Phạm Thị Ngọc Anh đã lên ý tưởng thành lập một chuỗi cửa hàng mỹ phẩm theo hướng đi hoàn toàn mới mẻ cả về hình thức lẫn chất lượng sản phẩm mang tên COCO SHOP.

Nỗ lực không ngừng để thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao

Trải qua 25 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV) luôn nỗ lực phát triển nền công - nông nghiệp Việt Nam theo mô hình Feed- Farm-Food thông qua chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và áp dụng quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm theo tiêu chuẩn, thân thiện môi trường theo chủ trương “Ba lợi ích” hướng đến sự bền vững.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com