Xem nhiều

Đổ xô đi siêu thị: Sự chuẩn bị phù hợp hay hoảng loạn vô lý?

22/03/2020 09:12

Kinhte&Xahoi Cùng với việc công bố số người mắc, số người tử vong, các biện pháp ngăn chặn dịch, dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều đi kèm hiện tượng người người đổ xô đến siêu thị và nhiều kệ hàng trống rỗng.

Những chiếc xe đẩy chở đầy nước đóng chai, giấy toilet và sữa trên kệ hết nhanh hơn bình thường hay những hàng dài xếp hàng chờ thanh toán tới 3 tiếng là hình ảnh truyền thông Mỹ loan tải sau khi chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Nhu cầu lớn về gạo và mỳ tôm ở Singapore đã khiến Thủ tướng Lý Hiển Long phải trấn an dân chúng về khả năng đủ cung cấp của chính phủ.

Ám ảnh về sự mất mát là yếu tố chính dẫn tới hành vi mua hoảng loạn: cảm giác bị thiếu thứ gì đó sẽ thúc đẩy bạn tích trữ nó

Auckland, New Zealand, doanh số của siêu thị đã tăng 40% vào ngày thứ Bảy (thời điểm có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên) so với cùng ngày cách đây 1 năm.

Người tiêu dùng ở Malaysia lại tập trung vào mua bỉm và các loại thực phẩm và đặc biệt lượng nước rửa tay bán ra đã tăng 800% vào cuối tuần khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19.

Vậy tại sao mọi người lại làm như vậy? Các chuyên gia cho biết: Câu trả lời nằm ở chính nỗi sợ vào điều chưa biết rõ - khi người ta tin rằng sự kiện kịch tính cần đi kèm với phản ứng kịch tính - mặc dù trong trường hợp này, phản ứng tốt nhất chỉ là hãy rửa tay đúng cách và thường xuyên.

Những tiêu cực của hành vi mua sắm hoảng loạn

Trong những tình huống như thiên tai (lũ lụt), mọi người sẽ thường mua dự trữ khẩn cấp.

Người tiêu dùng ở Los Angeles đã mua sạch thực phẩm, nước và giấy toilet vào ngày 29/2. Tâm lý bầy đàn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mua hoảng loạn.

Ông David Savage, chuyên gia hành vi và kinh tế vi mô, ĐH Newcastle (Australia) cho biết: “Rất hợp lý khi chuẩn bị cho một điều gì đó tồi tệ dường như sắp xảy ra. Tuy nhiên, sẽ là không hợp lý khi mua 500 hộp đậu hầm cho 1 giai đoạn cách ly chỉ 2 tuần”.

Kiểu hành vi này chỉ làm cho tình hình tồi tệ đi. Điển hình là cơn bão Harvey đánh vào “mỏ dầu” Houston, Texas năm 2017. Mặc dù chỉ là biện pháp phòng ngừa - ngừng cung cấp xăng và dầu diesel tạm thời nhưng nhiều người đã đổ xô đến các trạm xăng và mua khiến giá xăng dầu tăng cao suốt 2 năm tiếp đó.

Dự trữ quá đà còn xuất phát từ việc giá tăng. Theo Steven Taylor, chuyên gia tâm lý học, ĐH British Columbia, và là tác giả cuốn Tâm lý Đại dịch, cho biết: “Nếu giá giấy toilet tăng gấp 3 thì mọi người ngầm hiểu là mặt hàng này đang khan hiếm và dẫn tới sự lo lắng”.

Có rất nhiều ví dụ về sự tăng giá trong đại dịch Covid-19 như 100 đô la Mỹ cho 20 chiếc khẩu trang rao bán trên trang thương mại điện tử eBay và Etsy. Sự tăng giá chót vót này đã khiến các công ty phải đưa ra các biện pháp ngăn chặn các nhà bán lẻ lợi dụng sự đột biến về nhu cầu.

Điển hình là Amazon thông báo đã loại hơn 1 triệu sản phẩm cơ bản ra khỏi hệ thống vì đã công bố mức giá sai lệch. Chuỗi nhà thuốc Boots and LloydsPharmacy (Anh) cũng cho biết họ chỉ bán 2 chai nước khử trùng tay cho mỗi khách hàng.

Nguồn cung khẩu trang cũng đang rất căng. Chính phủ Mỹ đã khuyến nghị người dân ngừng mua chúng - không chỉ bởi khẩu trang phẫu thuật không thể bảo vệ họ khỏi Covid-19 mà còn bởi vì có thể không đủ cho những người có nhu cầu thực sự - những người chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

Thêm vào đó, một nguyên nhân khác gây ra hành vi mua sắm hoảng loạn là mắt xích cung ứng Trung Quốc đang ở tâm dịch, khiến mọi người lo ngại nguồn cung có thể bị gián đoạn. Ben Oppenheim, Giám đốc Công ty nghiên cứu dịch bệnh truyền nhiễm Metabiota cho rằng: “Rất nhiều người nhìn thấy sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng không thể chắc liệu chúng ta có bị thiếu thuốc men, khẩu trang và các hàng hóa thiết yếu khác hay không. Điều này cần được làm rõ và giải quyết”.

Tâm lý mua hoảng loạn

Taylor cho biết có một sự khác biệt rõ ràng giữa chuẩn bị cho thảm họa và mua sắm hoảng loạn.

Những chồng giấy vệ sinh ở Hong Kong vào mùng 8/2. Từ nước rửa tay đến mỳ, các mặt hàng chủ lực đều đã “bay” khỏi các kệ hàng

Trong trường hợp là một trận lụt, hầu hết mọi người sẽ có suy nghĩ hợp lý về những nhu yếu phẩm họ cần nhưng với những tình huống không biết rõ như hậu quả của Covid-19 thì sẽ không thể chắc chắn cần phải chi tiêu gì.

Mua sắm hoảng loạn được “tiếp sức” bởi lo lắng, do đó mọi người sẵn sàng xếp hàng dài hàng giờ để mua nhiều hơn những thứ họ cần. Lịch sử đã ghi nhận điều này khi khủng hoảng Cuba khiến chiến tranh hạt nhân như cận kề (1962), các gia đình ở Mỹ đã mua các loại thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai chất đầy tầng hầm với hy vọng sẽ sinh tồn sau vụ nổ hạt nhân.

Tiếp đó là sự kiện Y2K. Với lo ngại các máy tính sẽ chở về “00” vào năm 2000, đánh sập thị trường toàn cầu và nhiều tên lửa tự động khai hỏa, rất nhiều người đã vừa tích nước uống đóng chai vừa rút tiền mặt. Chính phủ Mỹ đã phải in thêm hơn 50 tỉ đô la Mỹ để đáp ứng nhu cầu này.

Các chuyên gia cũng cho rằng, hành vi mua sắm hoảng loạn còn làm cho mọi người có cảm giác kiểm soát được hoàn cảnh.

“Trong những hoàn cảnh như thế này, người ta cảm thấy cần phải làm điều gì đó để tương xứng với những gì họ thấy về mức độ khủng hoảng. Chúng ta biết rằng rửa tay và giữ vệ sinh khi ho, hắt hơi là tất cả những gì bạn cần làm ở thời điểm này. Nhưng với nhiều người, rửa tay dường như là quá bình thường. Đây là một tình huống kịch tính, vì vậy cần phải có phản ứng kịch tích. Hậu quả là mọi người sẽ “ném tiền” vào những thứ mà họ hy vọng là sẽ bảo vệ họ”.

Chuyên gia Oppenheim cũng đồng ý rằng: “Hành vi mua sắm hoảng loạn là một phản ứng tâm lý đối phó với nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn; một cách kiểm soát hoàn cảnh bằng 1 hành động cụ thể”.

Savage cũng chỉ ra một lý do khác: đó là nỗi ám ảnh mất mát. “Mất 100 đô la cảm giá sợ hãi sẽ lớn hơn cảm giác sung sướng khi có được 100 đô. Nếu chúng ta biết rằng chúng ta cần giấy toilet mà không có nó khi chúng ta từng có cơ hội mua thì cảm giác sẽ vô cùng tồi tệ”.

Cuối cùng, tâm lý bầy đàn cũng “tiếp sức” thêm cho hành vi này. Các chuyên gia cho biết hành vi mua sắm hoảng loạn sẽ thúc đẩy mọi người cùng tham gia.

“Hành vi mua sắm hoảng loạn đang được truyền đi trên mạng xã hội và cả báo chí quá nhiều. Nó làm khuếch đại cảm giác khan hiếm và làm cho hành vi mua sắm hoảng loạn thêm trầm trọng. Có thể thấy hiệu ứng quả cầu tuyết đang tăng lên.

Nếu mọi người trên tàu Titanic đều chạy lên các thuyền cứu hộ thì bạn cũng sẽ làm theo, bất chấp con thuyền có thể chìm hay không”, Savage nói.

Một trong những tiêu cực của hành vi mua sắm hoảng loạn là sẽ khiến các hàng hóa cần cho các chuyên gia y tế bị thiếu hụt - một cửa hàng thuốc ở Milan

Một phản ứng tự nhiên?

Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng sử dụng từ “hoảng loạn” có thể gây hiểu lầm đôi chút bởi “hoảng loạn” rất hiếm khi xảy ra, thường chỉ gặp khi cận kề với cái chết.

“Hoảng loạn là một trạng thái cảm xúc chủ quan mà hầu hết chỉ quan sát được hành vi của nó. Có thể ai đó đọc các bài báo hay mạng xã hội về sự thiếu hụt cung ứng ở Trung Quốc và hết khẩu trang ở Hong Kong và rồi đưa ra quyết định có vẻ như hợp lý là phải dự trữ khẩu trang. Vì có thời gian để ra quyết định nên sẽ thấy quyết định này là hợp lý”.

Trong 1 nghiên cứu năm 2010, Owen Kulemeka, ĐH Illinois, đã viết rằng hành vi hoảng loạn và chống đối xã hội không liên quan gì với việc mua sắm chuẩn bị cho thảm họa (cơn bão). Thay vào đó, hầu hết những người mua hàng đều rất trật tự và “những người này thậm chí còn đặt lên đặt xuống các thứ định mua do bị tác động bởi các nguồn tin. Họ sợ mua quá nhiều sẽ lãng phí nếu cơn bão không xảy ra. Do đó họ sẽ chờ đến phút cuối mới quyết định mua hay không.

Ở Hong Kong, một số chuyên gia cho biết hành vi mua sắm hoảng loạn xảy ra khi niềm tin của dân chúng vào chính phủ thấp nhất trong lịch sử.

Thêm vào đó, theo Helene Joffe, chuyên gia tâm lý học, ĐH College London, có sự liên tục trong cách mọi người phản ứng với khủng hoảng.

“Để đối mặt với những đe dọa chưa biết rõ, người ta sẽ vận dụng kinh nghiệm từ những mối đe dọa tương tự. Ví như mối liên quan giữa Covid-19 và Sars, một virus khác đã từng gây dịch cho toàn cầu vào năm 2003 (mặc dù tỉ lệ mắc thấp hơn nhưng tỉ lệ tử vong cao hơn)”.

Có một tin tốt là nếu chúng ta chỉ ra được nỗi sợ hãi và không chắc chắn, chúng ta sẽ giúp giảm được hành vi mua sắm hoảng loạn và mua sắm phút cuối”, Oppenheim nói.

Các lựa chọn thay thế cho hành vi mua sắm hoảng loạn

Có kế hoạch sẽ tốt hơn là “mua sắm hoảng loạn”: Muốn vậy, kế hoạch này cần được chuẩn bị quanh năm, cho những tình huống khẩn cấp hay khủng hoảng có thể xảy ra. Bạn sẽ có ý thức về việc chuẩn bị những nhu yếu phẩm nhưng không có nghĩa là chất đầy chúng trong những hầm trú ẩn dành cho ngày tận thế. Bởi khi mua sắm hoảng loạn sẽ dẫn tới giá cả tăng đột biến hoặc gây thiếu cho những người thực sự cần.

Kiểm chứng nguồn tin, tránh xa các thông tin đồn và tin giả: Ở Nhật, các tin đồn rằng nguồn cung giấy vệ sinh và giấy ăn đang cạn kiệt do Trung Quốc không biết bao giờ mới xuất khẩu lại các sản phẩm này đã khiến người dân đổ xô đi mua giấy vệ sinh. Để chặn đứng hành vi mua sắm hoảng loạn này, từ chính phủ đến các công ty đã phải công bố nguồn cung giấy hoàn toàn là tự sản xuất và luôn rất sẵn.

“Nỗi lo lắng cần phải được thừa nhận và quản lý. Để nỗi lo lắng bị đẩy cao quá mức sẽ bất lợi cho sự ngăn chặn chúng”.

Có lẽ nếu bạn đang thấy bị thúc bách phải tham gia mua sắm hoảng loạn, hãy tự hỏi: Bạn thực sự sợ điều gì? Nếu bạn cảm thấy thực sự lo lắng thì nên tìm gặp chuyên gia tâm lý”, Taylor nói.


 
 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hệ thống mỹ phẩm COCO SHOP - Điểm đến tin cậy cho các tín đồ làm đẹp Hà Thành

Xuất phát từ nhu cầu làm đẹp của chính bản thân và gia đình, kết hợp thâm nhập thị trường xác định được nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nhập ngày càng cao của khách hàng, cô nàng 9X xinh đẹp Phạm Thị Ngọc Anh đã lên ý tưởng thành lập một chuỗi cửa hàng mỹ phẩm theo hướng đi hoàn toàn mới mẻ cả về hình thức lẫn chất lượng sản phẩm mang tên COCO SHOP.

Nỗ lực không ngừng để thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao

Trải qua 25 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV) luôn nỗ lực phát triển nền công - nông nghiệp Việt Nam theo mô hình Feed- Farm-Food thông qua chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và áp dụng quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm theo tiêu chuẩn, thân thiện môi trường theo chủ trương “Ba lợi ích” hướng đến sự bền vững.

Theo Dân Trí/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/doi-song/do-xo-di-sieu-thi-su-chuan-bi-phu-hop-hay-hoang-loan-vo-ly-d119926.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com