Xem nhiều

Dự án di dân khẩn cấp ở Nghệ An: Nơi bỏ hoang, nơi thiếu điện, chỗ khát nước

24/07/2019 09:28

Kinhte&Xahoi Có điểm tái định cư dân đến ở khốn khổ vì chịu cảnh thiếu điện, khát nước… có nơi lại để không nhiều năm qua…

Bản Pật xã Châu Tiến và Bản Quắn xã Liên hợp, huyện Qùy Hợp Nghệ An là 2 bản có nhiều hộ dân sống bên bờ suối, dân cư đa số là người dân tộc thiểu số. Bởi vậy mỗi khi mùa mưa đến nguy cơ lũ quét, lũ ống luôn thường trực đe dọa đến tính mạng của hàng chục hộ dân nơi đây. Có vị trí nước lũ băng về ngập đến nửa nhà, nhiều nhà sau khi lũ quét chỉ còn trơ lại móng...

Hàng chục hộ dân đã đến ở tại điểm tái định cư ở xã Liên Hợp nhưng phải sống trong tình cảnh thiếu điện, khát nước, đường giao thông đi lại hết sức khó khăn...

Thấu hiểu những khó khăn của người dân,  năm 2010, UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định số 379/QĐ.UBND.NN đầu tư dự án: Di dân khẩn cấp vùng thiên tai sạt lở đất xã Châu Tiến và xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp.

Mục tiêu của dự án là di dân tái định cư ổn định cuộc sống cho 31 hộ bản Quắn xã Liên Hợp và 42 hộ bản Pật xã Châu Tiến.

Dự án được đầu tư căn cứ vào chương trình mục tiêu quốc gia theo quyết định số 193/2006/QĐ -TTg ngày 24/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ: Hỗ trợ dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phong hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015.

Năm 2011, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 2297/QĐ-UBND.NN phê duyệt tổng mức đầu tư và kế hoạch đấu thầu với giá trị được duyệt là 36,347 tỷ đồng. Nội dung đầu tư San lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, điện, nước, nhà trẻ, nhà văn hóa.

Tuy nhiên, sau đó do khó khăn về nguồn vốn nên TMĐT của dự án được cắt giảm từ 36,3 tỷ xuống còn 17,4 tỷ để thực hiện giai đoạn 1 của dự án. Giai đoạn 2 của dự án sẽ được tiếp tục thực hiện hoàn thiện hệ thống giao thông, điện, nước, nhà trẻ, nhà văn hóa...

Suốt 3 năm qua, người dân nơi đây vẫn mong chờ giai đoạn 2 của dự án sẽ tiếp tục được triển khai.

Năm 2015, dưới sự động viên của UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Qùy Hợp các nhà thầu đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án bao gồm san lấp mặt bằng, một số hệ thống cống tràn… Cụ thể, tại bản Quắn xã Liên Hợp, huyện Qùy Hợp mặc dù hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, hệ thống điện, nước, nhà trẻ, nhà văn hóa vẫn chưa được xây dựng tuy nhiên do nhu cầu quá bức thiết hàng chục hộ dân đã chuyển về đây sinh sống, thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” mỗi khi mùa mưa đến. Tuy nhiên từ khi đến đây, người dân lâm vào cảnh khốn khổ đủ đường, thiếu điện, khát nước...

Anh Vi Văn Đợi (SN 1983, dân tộc Thái, trú tại bản Quắn, xã Liên Hợp) đã chuyển về sinh sống tại điểm tái định cư được 3 năm cho biết: “Ở đây nhiều cái thiếu lắm, điện cũng thiếu, nước cũng không có, đường cũng chưa làm nên hàng ngày hai vợ chồng phải thay nhau chở con hơn 15 km để ra xã Châu Lộc học. Hôm nào mưa, đường không đi được thì các con phải ở nhà. Khổ nhưng ở chỗ cũ thì sợ lũ cuốn về chết cả nhà nên lên đây được hơn 3 năm rồi…”

Trong khi đó tại xã Châu Tiến, điểm tái định cư dự vẫn chưa có một hộ dân nào đến ở.

Thiếu điện, khát nước, bị cô lập mỗi lúc mùa mưa đến đó là thực trạng của hàng chục hộ dân đã chuyển đến điểm tái định cư tại bản Quắn, xã Liên Hợp, huyện Qùy Hợp sinh sống. Trong khi đó, sau khi được “động viên” nhà thầu của dự án đã tự bỏ vốn để hoàn thành giai đoạn 1 của dự án cũng là giúp dân sớm thoát được vùng nguy hiểm, đảm bảo tính mạng. Nhưng nhiều năm qua, chủ đầu tư vẫn nợ nhà thầu hàng tỷ đồng đẩy họ vào cảnh khốn khổ.

Trong khi đó tại điểm tái định cư Bản Pật xã Châu Tiến, sau khi giai đoạn 1 được hoàn thành, nơi đây vẫn chưa có dân đến ở. Toàn bộ khu vực chỉ là một bãi đất trống. Hệ thống hạ tầng, đường giao thông, điện, nước... vẫn chưa được đầu tư nên dù đây có vị trí cao đảm bảo an toàn nhưng người dân vẫn chưa chuyển đến ở. Chị Vi Thị Niên trú tại xã Châu Tiến một trong những hộ thuộc diện di dời khẩn cấp cho biết: Không ai đến ở thì gia đình mình cũng không dám đến, ở gần suối cũng nguy hiểm nhưng ít ra còn có nước mà dùng chớ lên đây cái gì cũng không có thì sao mà ở được...

Có vị trí đã xảy ra tình trạng sạt lở...

Trao đổi với phóng viên, ông Trương Văn Nam – GĐ Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Qùy Hợp cho biết: Tại điểm tái định cư ở xã Châu Tiến hiện tại đã bố trí nguồn vốn để thực hiện giai đoạn 2 của dự án. Trong khi đó, tại điểm tái định cư ở xã Liên Hợp dù thừa nhận thực trạng dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn nhưng bản thân ông Nam cũng chưa nhìn thấy nguồn tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hệ thống mỹ phẩm COCO SHOP - Điểm đến tin cậy cho các tín đồ làm đẹp Hà Thành

Xuất phát từ nhu cầu làm đẹp của chính bản thân và gia đình, kết hợp thâm nhập thị trường xác định được nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nhập ngày càng cao của khách hàng, cô nàng 9X xinh đẹp Phạm Thị Ngọc Anh đã lên ý tưởng thành lập một chuỗi cửa hàng mỹ phẩm theo hướng đi hoàn toàn mới mẻ cả về hình thức lẫn chất lượng sản phẩm mang tên COCO SHOP.

Nỗ lực không ngừng để thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao

Trải qua 25 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV) luôn nỗ lực phát triển nền công - nông nghiệp Việt Nam theo mô hình Feed- Farm-Food thông qua chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và áp dụng quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm theo tiêu chuẩn, thân thiện môi trường theo chủ trương “Ba lợi ích” hướng đến sự bền vững.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com