Xem nhiều

Huyền thoại phi công 7 lần bắn rơi máy bay Mỹ

24/09/2019 11:08

Kinhte&Xahoi Với chiến tích huyền thoại 94 lần xuất kích, 13 lần nổ súng bắn rơi 7 máy bay Mỹ, phi công Nguyễn Văn Bảy đã được tuyên dương Anh hùng LLVTND.

Anh hùng, phi công Nguyễn Văn Bảy là một trong 16 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp "Aces" - danh hiệu có từ chiến tranh thế giới thứ hai, dành cho phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ năm trở lên.
Huyền thoại phi công Nguyễn Văn Bảy.  Ảnh: Tùng Tin

Cú 'cất cánh' mãi mãi về với bầu trời

Ông Nguyễn Văn Bảy là chiến sĩ không quân đầu tiên được bầu vào Quốc hội (khóa IV và nửa nhiệm kỳ V thì miền Nam hoàn toàn giải phóng – PV), là một trong ba phi công được Bác Hồ tuyên dương Anh hùng LLVTND trong đợt tuyên dương anh hùng thời chống Mỹ cứu nước đầu tiên ở miền Bắc...

Khi được tuyên dương Anh hùng LLVTND, phi công Nguyễn Văn Bảy mới mang cấp hàm Thượng úy.

Phi công Nguyễn Văn Bảy được tuyên dương Anh hùng LLVTND và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ảnh: Tùng Tin.

Trong cuộc chiến với không quân Mỹ tại miền Bắc Việt Nam, phi công Nguyễn Văn Bảy lái máy bay MiG17, 13 lần nổ súng, bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Ông được thăng hàm Đại tá và lần lượt giữ các chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372 , Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.

Năm 1989, Đại tá Nguyễn Văn Bảy nghỉ hưu. Sau một thời gian sinh sống tại TP.HCM, năm 1990, ông về quê sống cuộc đời nông dân bình dị với ao cá, ruộng sen tại quê nhà Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Ông qua đời vào lúc 21 giờ ngày 22/9 tại Viện quân y 175, thọ 84 tuổi, ông ra đi như một lần 'cất cánh' mãi mãi về với bầu trời.

Trốn cưới vợ… thành phi công

Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Bảy khi còn sống, cha mẹ ông ép cưới vợ khi ông vừa tròn 17 tuổi, nhưng vì không muốn lập gia đình sớm, ông Bảy trốn cha mẹ tham gia quân đội.

Nụ cười của lão nông 80 tuổi, cựu phi công oanh liệt một thời. Ảnh: Tùng Tin

Năm 1960, tức 6 năm kể từ ngày tập kết ra Bắc, ông là một trong số rất ít người được chuyển từ sư đoàn bộ binh sang không quân, rồi được chọn đi học lái máy bay.

Theo ông Bảy, để được học lái máy bay, tệ nhất cũng phải xong lớp 10/10 (tương đương lớp 12 hiện nay), trong khi ông mới học tới lớp 3. Vậy chỉ trong 1 tuần học văn hóa, theo phương châm “cần gì, học đó”, ông hoàn thành xong 7 lớp.

Xong phần lý thuyết cơ bản lái máy bay ở trong nước, ông được đưa sang Trường hàng không số 3 nằm tại TP Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh - một nơi đào tào lái máy bay tốt nhất nhì của Trung Quốc bấy giờ. Đoàn học viên của Việt Nam được đào tạo lái máy bay MiG17 lúc đó chỉ có 34 người.

Trở về nước, năm 1965, ông Bảy thuộc biên chế của Trung đoàn không quân tiêm kích 923 (mật danh đoàn Yên Thế), tham gia tham chiến trận đầu tiên trên vùng trời Bắc Sơn – Chi Lăng.

7 lần bắn hạ máy bay địch

Theo những chiến tích ghi lại, ông có đến 13 lần cùng đồng đội xuất kích, trong đó có 7 lần ông ra tay và cả 7 lần đều bắn rơi máy bay địch.

Chiến công đầu tiên của ông Bảy được xác lập ngày 21/6/1966. Hôm đó biên đội 4 chiếc MiG17 của ta phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay trinh sát RF-8A được hộ tống bởi máy bay F8 Crusader được mệnh danh là “hiệp sĩ thánh chiến” của phi đội 211 Mỹ. Biên đội trưởng Phan Thành Trung đã tiêu diệt chiếc RF-8A; còn phi công Bảy hạ chiếc F-8E do Cole Black điều khiển.

Người phi công huyền thoại kể lại những trận đánh qua mô hình sa bàn. Ảnh: Tùng Tin

Đến các ngày 24 và 29/6/1966, phi công Bảy tiếp tục lập công, bắn rơi máy bay F-4C và F105D trên bầu trời Thái Nguyên, Việt Trì và Hà Nội.

Ngày 21/9/1966, trên bầu trời Chí Linh (Hải Dương), 16 máy bay F-4 và F105 của địch chia thành nhiều tốp, nhiều tầng, nhiều hướng bao vây biên đội 4 máy bay ta. Trận này, địch bị ta hạ 3 chiếc, trong đó phi công Bảy hạ 1 chiếc F-4…

Nhắc đến phi công Nguyễn Văn Bảy, nhiều đồng đội khâm phục khả năng đánh áp sát đối phương của ông. Còn ông Bảy khi còn sống, cho biết “trận đánh nhanh nhất” với địch trên bầu trời là ở khu vực cầu Giẽ (Hà Tây) vào ngày 5/9/1966.

Chiều đó, phát hiện hai chiếc máy bay địch như hai chấm nhỏ ở phía trái, ông cùng đồng đội xuất kích diệt gọn hai chiếc máy bay chỉ trong 45 giây...

 
Từ giã đời binh nghiệp, ông trở thành một nông dân thứ thiệt và được bà con phong tặng danh hiệu "Bảy lúa". Ảnh: Tùng Tin

Cuộc đời phi công Nguyễn Văn Bảy luôn gắn với con số 7 kỳ lạ, là con thứ bảy; tên Bảy; tham gia Cách mạng năm 17 tuổi; học văn hóa 7 ngày xong 7 lớp, 7 lần bắn rơi máy bay địch, lái máy bay chiến đấu MiG17, được 7 huy hiệu Bác Hồ; được phong tặng Anh hùng vào 1967. Đến tháng 7/1967, vợ chồng ông sinh con trai đầu lòng.

Từ giã đời binh nghiệp, ông trở về quê và trở thành người nông dân 'mát tay', được bà con hàng xóm phong tặng “ông Bảy lúa”, khi trồng vụ nào, trúng vụ đó.

Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết, vào lúc 9h sáng nay, tang lễ Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy sẽ diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5, Phạm Ngũ Lão, TP.HCM). Lễ truy điệu được tổ chức vào 5h30 ngày 26/9.

Sau đó linh cữu phi công Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà ở xã Tân Dương, huyện Lai Vung (Đồng Tháp).

Lễ viếng tại quê nhà sẽ được tổ chức từ 12h ngày 26 đến 10h30 ngày 27/9. An táng tại nghĩa trang gia đình thuộc xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hệ thống mỹ phẩm COCO SHOP - Điểm đến tin cậy cho các tín đồ làm đẹp Hà Thành

Xuất phát từ nhu cầu làm đẹp của chính bản thân và gia đình, kết hợp thâm nhập thị trường xác định được nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nhập ngày càng cao của khách hàng, cô nàng 9X xinh đẹp Phạm Thị Ngọc Anh đã lên ý tưởng thành lập một chuỗi cửa hàng mỹ phẩm theo hướng đi hoàn toàn mới mẻ cả về hình thức lẫn chất lượng sản phẩm mang tên COCO SHOP.

Nỗ lực không ngừng để thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao

Trải qua 25 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV) luôn nỗ lực phát triển nền công - nông nghiệp Việt Nam theo mô hình Feed- Farm-Food thông qua chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và áp dụng quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm theo tiêu chuẩn, thân thiện môi trường theo chủ trương “Ba lợi ích” hướng đến sự bền vững.

Theo Vietnamnet/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com