Xem nhiều

Những địa điểm đi lễ chùa đầu năm ở Hà Nội

26/01/2020 07:48

Kinhte&Xahoi Với những kinh nghiệm đi lễ chùa ngày đầu năm trên, bạn có thể lựa chọn cho mình 1 địa điểm phù hợp dưới đây để đi lễ đầu năm cầu may mắn.

1. Tứ Trấn Thăng Long

Tứ trấn Thăng Long là điểm đi lễ đầu năm không thể bỏ qua của người dân Hà Nội vào dịp năm mới mà với người dân cả nước đây cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn qua nếu có đến thủ đô. Tứ trấn Thăng Long bao gồm 4 địa điểm trấn giữ 4 hướng của Hà Nội đó là: Đền Bạch Mã trấn phía Đông; Đền Voi phục trấn phía Tây; Đền Kim Liên trấn phía Nam; Đền Quan Thánh trấn phía Bắc.

Tứ Trấn Thăng Long

Việc đi lễ này đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh, nhưng lễ sao cho đúng cách, nên cầu gì, kiêng gì ở mỗi ngôi đền? Bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây:

 Mách bạn kinh nghiệm đi lễ Thăng Long tứ trấn đầu năm ĐÚNG CÁCH

2. Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa thiêng nhất ở Hà Nội

Địa chỉ: ở phía Đông bên Hồ Tây, nằm ở phía cuối đường Thanh Niên thuộc quận Tây Hồ , Hà Nội

Nhận chỉ đường đến chùa Trấn Quốc

Giờ mở cửa:

8am đến 4pm hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.

Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6am đến 8pm.

Giá vé : miễn phí, phí gửi xe 5k/người

Với lịch sử hơn 1500 năm tuổi đời, chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời bậc nhất tại kinh thành Thăng Long, từng là trung tâm Phật Giáo của Kinh thành Thăng Long thời Lý và Trần. Ngày nay, chùa được mệnh danh là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội không chỉ là nơi lui tới cầu an của các Phật tử mà còn là điểm vãn cảnh lý tưởng cho du khách.

Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa thiêng nhất ở Hà Nội

Người dân Hà Nội thường ghé lại chùa Trấn Quốc vào những hôm rằm, mồng một, ngày lễ Tết để cầu bình an, chúc hạnh phúc và tìm kiếm sự thư thái trong tâm hồn sau những ngày làm việc bộn bề, mệt mỏi. Bạn cũng nên lưu ý đến trình tự lễ hương trong chùa Trấn Quốc đó là đi từ tiền đường, thiêu hương, thượng điện, nhà thờ tổ, nhà bia

Người dân Hà Nội thường ghé chùa Trấn Quốc vào những hôm rằm, mồng một, ngày lễ Tết để cầu bình an, chúc hạnh phúc

Ngoài việc lễ bái, việc thưởng thức cảnh đẹp xunh quanh chùa cũng là một trong những hoạt động không thể bỏ qua. Ngay từ cổng tam bảo khoảng 15m sẽ được chiêm ngưỡng vườn tháp, nổi bật nhất là một  tòa bảo tháp cao 11m, 9 tầng với khoảng 66 pho tượng. Một khu vực bạn không thể bỏ lỡ  là nơi trồng cây bồ đề tại chùa. Đây là cây bồ đề được tổng thống Ân Độ Prasat mang từ sứ sở của Phật Giáo tới trao tận tay cho Bác Hồ. Hàng năm, có hàng triệu khách du lịch đổ về đây để hành hương khấn phật và bái lễ trước cây bồ đề này.

Cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc

Ngoài ra, khi lễ xong tại đền bạn có thể tranh thủ du xuân tại các điểm du lịch gần chùa Trấn Quốc như: Hồ Tây, đền Quán Thánh, Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác, Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, Bảo tàng Quân Sự Việt Nam, Thành cổ Hà Nội, quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám.

3. Phủ Tây Hồ

Địa chỉ: Đường Xóm Chùa, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

Nhận chỉ đường đến Phủ Tây Hồ

Giờ mở cửa:

5am đến 19pm hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.

Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6am đến 8pm.

Giá vé : miễn phí, phí gửi xe 5k/người
Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), là vị thánh

của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.

Phủ Tây Hồ

Khi đi lễ tại Phủ du khách sẽ lễ theo trình tự các ban như sau: Lễ ở phủ chính => Điện Sơn Trang => Lễ ở lầu cô, lầu cậu. Mỗi đợt lễ lại có các ban cần theo đúng thứ tự, đễ không bị nhầm lẫn bạn có thể tham khảo trình tự dưới đây.

Trước tiên, lễ ở Phủ Chính với 3 lớp với 3 nếp của tam quan:

Lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan.

Lớp thứ hai là cung Tam toà, ban thờ này không có tượng mà chỉ có ngai và ở đây không có ban thờ Tứ phủ chầu Bà.

Lớp thứ ba thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

Tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa, mặc áo đỏ và trùm khăn đỏ,thắp hương trước. xong qua lễ bên trái thấp hơn sẽ là Mẫu

Thượng Ngàn, mặc áo xanh và trùm khăn xanh,bên phải là bàn thờ Mẫu Thoải, mặc áo trắng và chùm khăn trắng. Ba vị mẫu là đại diện cho năng lực tạo nên chúng sinh muôn loài, là cội nguồn của sự sống và đưa đến cho con người cuộc sống hạnh phúc ấm no.

Khi đi lễ tại Phủ du khách sẽ lễ theo trình tự các ban

Tiếp theo sẽ lễ ở Điện Sơn Trang: Điện Sơn Trang là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh mẫu – vị mẫu đứng ngôi thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu được đặt bên phải phủ chính.

Cuối cùng đến lễ ở lầu cô, lầu cậu: Lầu cô lầu cậu nằm ở bên ngoài và tọa lạc ở hai bên trái phải của phủ chính. Đây là nơi thờ những người cận hầu của các vị quan trong Phủ.

Phủ Tây Hồ là nơi nổi tiếng để lễ chùa đầu năm tại Hà Nội đến cầu tài lộc, sự may mắn bình an mang đến cho gia đình và bản thân mỗi người. Hàng năm Phủ Tây Hồ thu hút đông đảo đảo lượng du khách thập phương đến cầu tài lộc.

Phủ Tây Hồ là nơi nổi tiếng để lễ chùa đầu năm tại Hà Nội đến cầu tài lộc, sự may mắn bình an

Tuy nhiên lưu ý ở đây đó là vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, Phủ Tây Hồ sẽ rất đông với hàng ngàn lượt khách đến mỗi ngày. Đặc biệt vào mồng 1, 2, 3 Tết và vào khoảng thời gian 10h – 16h hàng ngày nơi đây sẽ có lượng khách đông nhất. Khách vãn cảnh nên sắp xếp thời gian đi phủ du xuân sau Tết sẽ hợp lý hơn là đi vào những ngày trong Tết.

4 Điểm lễ chùa đầu năm nổi tiếng tại Hà Nội: Đền Ngọc Sơn

Địa chỉ:  Hà Nội nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), Hà Nội.

Nhận chỉ đường đến đền Ngọc Sơn

Giá vé tham quan:

Người lớn: 30.000 vnđ/vé

Trẻ em: 15.000 vnđ/vé

Giờ mở cửa: Từ 7h – 18h vào tất cả các ngày trong tuần.

Đền Ngọc Sơn  thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13. Du khách đến thăm đền Ngọc Sơn có thể ghé qua thăm các công trình liên hoàn như cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba được coi là một biểu tượng văn hóa của người dân Hà Nội.

Điểm lễ chùa đầu năm nổi tiếng tại Hà Nội: Đền Ngọc Sơn
Cổng đền Ngọc Sơn

Ngày nay khi đến ngày thi cử, đền Ngọc Sơn phù hợp cho việc sĩ tử đến lễ trước khi diễn ra các kỳ thi để thành tâm cầu khấn, cầu xin gặp nhiều may mắn, đỗ đạt khoa trường. Lưu ý về cách hành lễ tại đền Ngọc Sơn: đầu tiên lễ ở nếp ngoài nơi Bái đường, tiếp lễ ở nếp giữa là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ, Lã Tổ. Cuối là lễ ở nếp sau là nơi thờ Đức Thánh Hưng Đạo Vương.

Lưu ý về cách hành lễ tại đền Ngọc Sơn

Một lưu ý khác khi bạn tham quan tại đền Ngọc Sơn đó là du khách nên ăn mặc lịch sự. Du khách mặc chưa kín đáo sẽ được Ban quản lý đền Ngọc Sơn cho mượn miễn phí áo khoác dài để tiếp tục cuộc tham quan. Tuy nhiên, nếu bạn muốn lưu lại những bức hình đẹp tại đây thì tốt hơn vẫn nên chuẩn bị nhưng bộ đồ hợp với phong cách của mình lại lịch sự đúng với quy định ở đây nhé!

5. Điểm lễ đầu năm cầu công danh sự nghiệp: Văn Miếu Quốc Tử Giám

Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

Nhận chỉ đường đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Giá vé tham quan:

Người lớn: 30.000 đồng

Trẻ em: 15.000 đồng

Giờ mở cửa: 8h00 – 17h00

Là trường đại học đầu tiên của nước ta, Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng để người dân cầu công danh, đỗ đạt, sự nghiệp thăng tiến. Mọi người tìm về đây để được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nỗ lực học tập và khám phá tri thức nhân loại.

Cổng vào Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bên cạnh đó, ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân thủ đô trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành; hoặc trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là điểm hẹn “xin chữ” của người dân thủ đô trong những ngày tết truyền thống

Để đi lễ tại Quốc Tử Giám bạn nên lưu ý thứ tự đi dưới đây: Đi lễ từ ngoài vào trong.
 
Bắt đầu là khu vực 1 ,cổng chính có 3 chữ “Văn Miếu Môn. Đến khu vực 2 bắt đầu bằng cổng “Đại Trung Môn. Khu vực 3 bắt đầu bằng “Khuê Văn Các” (gác đẹp của sao Khuê, một sao trong nhị thập bát tú, chủ về văn chương thi phú).

Bạn nên chú ý dâng hương ở nhà Đại bái và Hậu cung

Các bạn có thể dừng chân ngay giữa khu này để ngắm nhìn Hồ Thiền Quang (giếng trời trong sáng) . Khu vực 4 bắt đầu từ Đại Thành Môn ,chú ý dâng hương ở nhà Đại bái và Hậu cung. Khu vực 5 bắt đầu bằng “Thái Học Môn” dẫn vào nhà Thái Học, nguyên là Quốc Tử Giám lập từ đời Lý, có thể ví như trường đại học đương thời

6. Chùa Quán Sứ – ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Hà Nôi

Địa chỉ: số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nhận chỉ đường đến chùa Quán Sứ

Giờ mở cửa: 6h00 – 19h00

Ngôi chùa cổ nổi tiếng nằm ở trung tâm Thủ đô thờ Phật, hậu đường thờ quốc sư triều Lý là Thiền sư Khuông Lộ. Chùa Quán Sứ là nơi mà nhiều du khách thập phương chọn làm điểm đến trong đầu năm mới. Mọi người cầu chúc sức khỏe, bình an và may mắn cho cả một năm dài.

Chùa Quán Sứ

Đi vào cổng Tam Quan, chú ý đi cổng nhỏ bên tay phải. Bước lên 11 bậc thềm là tới Điện phật. Thứ tự lễ trong Điện bắt đầu từ gian trong cùng ( gồm 3 bậc). Lễ ba vị Tam Thế Phật trên bậc cao nhất, kế tiếp  lễ Phật A-di-đa và hai Quan Thế Âm và Đại Thế Chí ở hai bên.Xuống bậc dưới, ở giữa lễ Phật Thích Ca và hai bên là A – Nam – Đà và Ca – diép. Cuối là lễ ở bậc dưới thờ tượng Quan Âm và Địa Tạng.

Lễ hết gian trong cùng, bạn sang gian bên Phải thờ Lý Quốc Sư ( tức Thiền sư Minh Không) với 2 thị giả. Kết thúc lễ tại gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía trong là Thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.

Người dân đến lễ đầu năm tại chùa Quán Sứ

Ngoài ra, Chùa Quán Sứ có hội to nhất năm được tổ chức vào ngày 15/4 âm lịch, là ngày kỷ niệm Đức Phật Đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn. Nếu có dịp, bạn cũng có thể đến chùa vào dịp này để cầu may mắn và bình an trong ngày Đại lễ.

Chùa Quán Sứ ngay giữa trung thâm thành phố Hà Nội vì thế rất gần các địa danh nổi tiếng mà bạn có thể ghé qua: Nhà tù Hỏa Lò, bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Ga Hà Nội, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh,…

7. Địa điểm lễ chùa đầu năm cầu duyên nổi tiếng tại Hà Nội: Chùa Hà

Địa chỉ: Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội

Nhận chỉ đường đến chùa Hà

Giờ mở cửa: 8h – 18h

Giá vé vào cửa: Miễn phí

Chùa Hà nổi tiếng là cầu duyên, “đi thì lẻ bóng về thì có đôi”. Người dân tới Chùa Hà thường là các bạn trẻ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, vạn sự hanh thông, duyên tình tròn vẹn.

Địa điểm lễ chùa đầu năm cầu duyên nổi tiếng tại Hà Nội: Chùa Hà

Đến cầu duyên ở chùa Hà rất đơn giản, sắm lễ ngay bên ngoài có hẳn dãy phố bán hoa hồng, tiền vàng, hoa quả, bánh trái. Sau khi sắm hương hoa nến bạn nhờ ông lão ngoài cửa chùa viết sớ (3 tờ sớ đặt ở 3 ban) 1 sớ ban Tam Bảo,1 sớ ban Đức Chúa Ông,1 sớ ban Mẫu, rồi mua thêm hoa hồng (3 bông, cầu duyên thì mua hoa, cầu cái khác thì không cần), bánh kẹo hoặc hoa quả gì đó, đặt lên ban rồi khấn. Dâng sớ cùng đồ lễ từng ban. Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn đi chùa Hà cầu duyên chi tiết của DulichToday dưới đây!

 Hướng dẫn đi chùa Hà cầu duyên linh thiêng nhất Hà Nội

8. Đi lễ đầu năm tại Chùa Cổ Loa

Địa chỉ: xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội

Nhận chỉ đường đến chùa Cổ Loa

Giờ mở cửa: 8h – 18h

Giá vé vào cửa: Miễn phí

Chùa Cổ Loa có tên khác là Chùa Bảo Sơn hay Bảo Sơn Tự. Ngôi chùa nằm ngay sau khu di tích Cổ Loa nên thuận tiện cho việc

chiêm bái của du khách đến tham quan khu di tích Cổ Loa, một trung tâm chính trị – quân sự, một trung tâm nông nghiệp lúa nước, một trung tâm luyện kim lớn thời cổ đại ở nước ta.

Đi lễ đầu năm tại Chùa Cổ Loa

Ở Cổ Loa mình có câu “Chết thì bỏ con bỏ cháu/ Sống thì không bỏ mồng sáu tháng Giêng’. Ngày này là Lễ hội Cổ Loa đến đây bạn sẽ được xem rước kiệu, chơi các trò chơi dân dan độc đáo như phi lao, đánh đu, xem vật truyền thống, cờ tướng…”. Ngoài ra đã đến chùa Cổ Loa, bạn hãy đi thăm di tích thành Cổ Loa gồm Giếng Ngọc, TưỢng  Cao Lỗ, am Mị Châu, hay ghé qua đền An Dương Vương, Đình Tây Đằng

Lễ hội tại chùa Cổ Loa diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng

9. Chùa Phúc Khánh ngôi chùa thờ Phật vừa có thêm ban thờ Mẫu tại Hà Nội

Địa chỉ: 382 phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Nhận chỉ đường đến chùa Phúc Khánh

Giờ mở cửa: 8h – 18h

Giá vé vào cửa: Miễn phí

Tuy nằm trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp nhưng chùa Phúc Khánh được đông đảo người dân và các phật tử tìm đến chiêm bái, cầu an. Đặc biệt vào dịp đầu năm chùa Phúc Khánh được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm.

Hàng năm vào 14-15 tháng Giêng, chùa tổ chức Đại lễ cầu an lớn nhất năm. Chùa mở cửa từ sáng sớm nhưng đến đầu giờ chiều là chật kín người mang lễ. Nhà chùa phải đóng cửa từ 17h để hạn hế tình trạng đông đúc chen lấn nên nếu bạn có đến cầu an hãy chủ động đi từ sớm để xếp lễ. Tối 15 tháng Giêng (2/3), tại chùa còn tiến hành cúng giải hạn sao Thái Bạch.

Lưu ý thứ tự hành lễ trong chùa Phúc Khánh: Tiền Đường (lễ 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai), Hậu Cung(lễ tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn ,Tam thế), Điện Mẫu, Nhà Tổ(các vị sư từng trụ trì tại chùa đã viên tịch), Nhà khách và nhà trai dùng để tiếp đón bà con, quý phật tử.

Người dân ngồi hành lễ tại sân chùa Phúc Khánh

Đến thăm chùa bạn có dịp được ngắm những di vật trong chùa và 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII mang đậm phong cách nghệ thuật Tây Sơn, bia đá 21 tấm, sớm nhất là bia Chính Hòa 19 (1698). Chuông đồng 3 quả, 1 quả thời Cảnh Thịnh 4 (1796),… Đặc biệt là có dịp thỉnh chuyện với Thượng tọa Thích Thanh Quyết – một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam về chùa trụ trì.

10. Chùa Bia Bà địa điểm lễ chùa đầu năm tại quận Hà Đông

Địa chỉ: La khê, Hà Đông, Hà Nội

Nhận chỉ đường đến chùa Bia Bà

Giờ mở cửa: 8h – 18h

Giá vé vào cửa: Miễn phí

Những ngày đầu năm mới, hàng ngàn du khách thập phương đổ về chùa Bia Bà để thắp hương cầu tài, cầu lộc với quan niệm ‘Cầu duyên thì đến chùa Hà, cầu tài, cầu lộc thì đi Bia Bà’. Chùa Bia Bà là đia điểm lễ chùa đầu năm nổi tiếng linh thiêng, vào những ngày đầu năm mới hay những ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng luôn tấp nập người đi lễ.

Chùa Bia Bà địa điểm lễ chùa đầu năm tại quận Hà Đông

Bia Bà nằm bên phải sân đình La Khê, điện thờ gồm: Chính điện thờ Thánh Bà, Hữu điện thờ đệ nhất công chúa và Tả điện thờ đệ nhị công chúa. Khi đến dâng hương, mâm sắm lễ tùy tâm từng người, nhưng chủ yếu là các lễ chay như hương, hoa tươi, bánh, quả chín, trầu cau và một ít tiền lẻ.

Đi lễ tại chùa Bia Bà dịp đầu năm

Đặc biệt là vào ngày mồng 1 phường La Khê, quận Hà Đông tổ chức lễ dâng hương đình, chùa Bia Bà nhằm tôn vinh công lao của Hoàng phi Trần Thị Hiền đời Vua Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh). Vì chùa nằm trong quần thể di tích văn hóa La Khê, Hà Đông, Hà Nội. nên bạn có thể tranh thủ đi lễ tại cụm di tích gồm đình La Khê, chùa Diên Khánh và đền Đức Thánh Bà.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hệ thống mỹ phẩm COCO SHOP - Điểm đến tin cậy cho các tín đồ làm đẹp Hà Thành

Xuất phát từ nhu cầu làm đẹp của chính bản thân và gia đình, kết hợp thâm nhập thị trường xác định được nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nhập ngày càng cao của khách hàng, cô nàng 9X xinh đẹp Phạm Thị Ngọc Anh đã lên ý tưởng thành lập một chuỗi cửa hàng mỹ phẩm theo hướng đi hoàn toàn mới mẻ cả về hình thức lẫn chất lượng sản phẩm mang tên COCO SHOP.

Nỗ lực không ngừng để thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao

Trải qua 25 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV) luôn nỗ lực phát triển nền công - nông nghiệp Việt Nam theo mô hình Feed- Farm-Food thông qua chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và áp dụng quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm theo tiêu chuẩn, thân thiện môi trường theo chủ trương “Ba lợi ích” hướng đến sự bền vững.

Theo Báo du lịch/Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/nhung-dia-diem-di-le-chua-dau-nam-o-ha-noi-d115847.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com