Xem nhiều

Sản xuất khẩu trang có dễ 'hái ra tiền'?

16/04/2020 10:47

Kinhte&Xahoi Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp trên toàn thế giới, một số ý kiến cho rằng các doanh nghiệp trong ngành, sản xuất khẩu trang đang là “cỗ máy in tiền”. Công suất sản xuất khẩu trang của Việt Nam là rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu nội địa, đơn hàng thế giới tăng nhanh.

Ngành dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế để sản xuất khẩu trang xuất khẩu

Mặt hàng có tính thời vụ

Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), với năng lực của 50 DN báo cáo với Bộ Công Thương có thể sản xuất 8 triệu chiếc khẩu trang/ngày, tương đương 200 triệu chiếc/tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, DN phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Nhưng hiện một số DN, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước. Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực sản xuất khẩu trang hiện nay còn có thể nâng cao hơn nữa.

Nhiều DN trong nước đã có những động thái kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu khẩu trang trên thị trường. Mới nhất, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã đưa ra thị trường dòng sản phẩm khẩu trang thương hiệu Vinatex.

Ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinatex cho biết, năng lực sản xuất của Vinatex lên tới 100 triệu chiếc khẩu trang/tháng, có khả năng cung ứng các đơn hàng lớn của các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Sản phẩm được bán lẻ tại 3 cửa hàng thuộc Tập đoàn với số lượng 100.000 chiếc/ngày.

Ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục  Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), khi dịch bệnh xảy ra, ngành dệt may đã phải đối mặt với “cú sốc kép” về nguồn cung và cầu. Trước tình hình như vậy, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các DN dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân.  

Về sản xuất khẩu khẩu trang, là một sản phẩm không đòi hỏi đầu tư nhiều, về cơ bản nhà xưởng, thiết bị và công nhân ở các DN dệt may đều có thể làm được. Vì thế, khả năng sản xuất khẩu trang của DN Việt là rất lớn, sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì có thể xuất khẩu. Khẩu trang vải là một sản phẩm đơn giản, nhưng từ khi nhu cầu về khẩu trang vải tăng cao, các DN đã đầu tư vào khâu thiết kế, mẫu mã, chất liệu để nâng cấp, cải tiến sản phẩm này.

Theo ông Hải, Việt Nam có đủ năng lực để có thể trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính đến một số yếu tố như: trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến.

Vì vậy, cần có sự thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này. Đồng thời, công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam. 

Ngoài ra, ông Hải cũng cảnh báo, khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu, nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.

Ngay khi dịch xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã cử đoàn công tác đi làm việc tại các DN dệt may, nắm tình hình và năng lực sản xuất khẩu trang vải. Bộ đã tổ chức kết nối các DN sản xuất khẩu trang vải với các doanh nghiệp phân phối, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn để đẩy mạnh tiêu thụ khẩu trang vải ở trong nước.

Hiện nay, trước tình hình năng lực sản xuất khẩu trang vải được mở rộng trong khi thị trường trong nước đang dần bão hòa, Bộ đã chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các đầu mối, DN ở nước ngoài để giúp tiêu thụ sản phẩm khẩu trang vải.  

Không “dễ ăn”

Cũng liên quan tới mặt hàng khẩu trang, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ kiêm nhiệm EU cho biết, hiện nay đã có nhiều DN Việt Nam sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế để kinh doanh trong mùa dịch. Do đó, nhiều DN đã liên hệ tìm các đối tác để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU và nhờ hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước thành viên EU liên hệ tìm đối tác.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ kiêm nhiệm EU khuyến cáo, các DN cần lưu ý rằng để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhãn CE (thích ứng với các như quy định của EU) hoặc đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE để xuất khẩu vào riêng từng quốc gia.

Do vậy, việc sản xuất đại trà khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế mà không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào thì rất có thể sẽ không xuất khẩu được vào EU và gây dư thừa, thiệt hại về kinh tế nếu không tiêu thụ được ở các thị trường khác.

Thực tế này được một DN tại phía Nam xác nhận. DN này sau khi sản xuất khẩu trang, nguồn cung bị “tắc” khi phần lớn chưa đáp ứng bộ tiêu chuẩn khẩu trang như CE (của châu Âu) và FDA (của Mỹ). Hàng không xuất được nên rơi vào cảnh ế ẩm, tồn kho. Nguồn tiêu thụ trong nước cũng dần bão hòa khi nhu cầu giảm xuống dần do người dân ở nhà cách ly xã hội. Một trong các giải pháp là xuất khẩu đi các thị trường dễ tính như châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ… để tránh ế hàng.

Đại diện DN này nhấn mạnh các DN cần quan tâm hơn đến việc đáp ứng chất lượng khẩu trang xuất khẩu, thay vì chỉ quan tâm việc sản xuất với giá rẻ nhất. “Khẩu trang, nếu sản phẩm tốt đến mấy mà không được cấp chứng chỉ cũng không thể xuất”, vị này chia sẻ.

Một lưu ý khác, khẩu trang Việt Nam cũng đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Nước này nắm giữ công nghệ, nguyên liệu, lại có lợi thế giá rẻ… nên dễ dàng cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của Việt Nam.  

Cũng là doanh nghiệp tham gia cuộc đua sản xuất khẩu trang nhưng Công ty TNG với nhà máy ở Thái Nguyên đã có những sản phẩm xuất đi Mỹ và châu Âu. Dự kiến các lô hàng sẽ ngày càng tăng thêm trong thời gian tới.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch TNG, cho biết để có kết quả này, DN này đã đi trước một bước trong việc chuyển đổi dây chuyền sang sản xuất khẩu trang. Trước đây, DN vốn chuyên gia công hàng may mặc cho các đối tác nước ngoài.

“Quan trọng là chuyển đổi sớm. Khi đó, chúng tôi đã có thời gian xin cấp phép, cấp các giấy chứng nhận, tiêu chuẩn. Giờ thì những vấn đề đó đã và đang hoàn tất, có thể xuất hàng”, ông nói.

Theo vị này, việc chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang có những khó khăn nhất định. TNG được coi là làm từ A đến Z trong mọi công đoạn thay vì chỉ nhận gia công như trước kia. Theo đó, vừa phải nghiên cứu mẫu mã, tìm kiếm công nghệ sản xuất, thị trường, xin cấp phép lưu hành.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hệ thống mỹ phẩm COCO SHOP - Điểm đến tin cậy cho các tín đồ làm đẹp Hà Thành

Xuất phát từ nhu cầu làm đẹp của chính bản thân và gia đình, kết hợp thâm nhập thị trường xác định được nhu cầu sử dụng mỹ phẩm nhập ngày càng cao của khách hàng, cô nàng 9X xinh đẹp Phạm Thị Ngọc Anh đã lên ý tưởng thành lập một chuỗi cửa hàng mỹ phẩm theo hướng đi hoàn toàn mới mẻ cả về hình thức lẫn chất lượng sản phẩm mang tên COCO SHOP.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/san-xuat-khau-trang-co-de-hai-ra-tien-d122093.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com