Dự báo thời tiết ngày 17/4: Hà Nội, chất lượng không khí được cải thiện sau cơn mưa rào

17/04/2020 09:46

Kinhte&Xahoi Mưa xuống cùng với việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội khiến chất lượng không khí ở Hà Nội được cải thiện, các chỉ số AQI phổ biến ở màu vàng và cam.

Có một câu chuyện gây cười trong tuần qua: Khi những người đi dân đi chợ thắc mắc vì thấy giá bán thịt lợn quá cao mà trên truyền hình (tivi) cơ quan quản lý tuyên bố sẽ đưa giá xuống còn 70.000 đồng/kg, những người bán hàng đã đồng thanh nói: Lên tivi mà mua.

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Minh Sơn/TTXVN)

Quả thực, chưa bao giờ như thời điểm này, trong bữa ăn ngày thường, thịt lợn đã giống như một loại... đặc sản. Bởi vì, giá của nó đã quá cao: Ở các chợ dân sinh, tuần qua, có thời điểm, giá thịt lợn biến động từ 160-200.000 đồng/kg. Với mức giá này, ở nhiều nơi, vào thời điểm trước đây, người ta có thể mua được những loại thịt lợn đặc sản, chứ nói gì đến thịt lợn thường.

Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, chi tiêu của đa số các hộ dân vì thịt lợn là một trong những thực phẩm cơ bản, nhu cầu tiêu thụ rất cao và cũng không dễ thay thế bởi các loại thịt gia súc, gia cầm khác dù ở thời điểm này, giá các loại sản phẩm đó lại khá rẻ.

Ai cũng hiểu là giá thịt lợn sẽ phải cao hơn nhiều cùng thời điểm năm 2019 bởi nguyên nhân cơ bản là năm vừa qua, dịch tả lợn châu Phi hoành hành. Tại nhiều địa phương, lợn chết rất nhiều làm giảm đáng kể nguồn cung. Như Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch bệnh này đã khiến đàn lợn nước ta suy giảm 20%, khối lượng thịt cung ứng ra thị trường giảm 9,3%.

Tuy nhiên, bù lại sự suy giảm đó thì từ cuối năm 2019 đến nay, sau khi dịch tả lợn đã giảm đi thì tốc độ tái đàn lợn đến hết quý I/2020 ở nhiều địa phương đã tăng 6,3%. Thế nhưng, giá thịt lợn vẫn tăng cao là một điều khó hiểu.

Bởi lẽ, ngoài yếu tố việc thúc đẩy năng suất nuôi, tái đàn làm gia tăng sản phẩm cung ứng ra thị trường, nhiều doanh nghiệp cũng đã nhập khẩu số lượng khá lớn thịt với giá thấp hơn giá bán tại Việt Nam rất nhiều. Giá thịt lợn hơi được 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn nhất bán ra tại nơi xuất chuồng chỉ 70.000 đồng/kg?

Vậy thì tại sao giá thịt bán đến tay người dân lại lên gấp đôi, thậm chí có nơi tăng lên gấp 3 như vậy?

Theo chính lý giải của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đó là do "có quá nhiều khâu trung gian". Bộ trưởng cho rằng từ khâu giết mổ đến khâu bán hàng đều manh mún nhỏ lẻ dẫn đến khó kiểm soát giá. Hệ quả là người tiêu dùng chưa được hưởng lợi như chúng ta mong muốn mặc dù giá lợn hơi đã giảm xuống thấp.

Như vậy, nói đi nói lại, chuyện giá thịt lợn 70.000 đồng/kg vẫn chỉ là mức giá trên... tivi, chung quy bởi do quản lý kém. Câu chuyện thì tưởng mới nhưng hóa ra nó vẫn là hệ quả của tình trạng quản lý cũ: Giá nông sản, thực phẩm ở nơi sản xuất thì thấp nhưng đến tay người tiêu dùng thì thành giá "cắt cổ" bởi các khâu trung gian, lợi dụng 1 vài yếu tố nghe có vẻ khách quan để thổi giá lên kiếm lợi.

Cho nên, để giảm giá sản phẩm đến tay người dân ở mức hợp lý nhất, không chỉ là ở vấn đề tổ chức lại sản xuất, như ở đây là đẩy mạnh tái đàn lợn mà cơ quan quản lý nhà nước phải tập trung cho các giải pháp: Quản lý thị trường phải kiểm tra, xử lý những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng đẩy giá quá cao; đẩy mạnh nhập khẩu để có nhiều nguồn hàng rẻ hơn, cạnh tranh với sản phẩm trong nước; thúc đẩy các tổng công ty, doanh nghiệp thương mại của nhà nước tích cực tham gia phân phối sản phẩm để tư thương không hoành hành...

Chứ chỉ chờ tốc độ tái đàn thì người dân vẫn sẽ phải chịu mức giá thịt lợn "trên trời" mãi trong nhiều tháng tới.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các khu vực trên cả nước có mưa về chiều tối, cục bộ có mưa vừa, mưa to, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Mưa xuống cùng với việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội khiến chất lượng không khí ở Hà Nội được cải thiện, các chỉ số AQI phổ biến ở màu vàng và cam, tức chỉ ảnh hưởng đến những người nhạy cảm.

Thời tiết các khu vực ngày và đêm 17/4: Phía Tây Bắc Bộ ngày có mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu Tây Bắc ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ, có nơi dưới 18 độ C; cao nhất 27-30 độ C, riêng khu vực Tây Bắc 31-34 độ C, có nơi trên 35 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông, có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Gió Đông Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C, vùng núi có nơi dưới 20 độ C; cao nhất 25-28 độ C.

Khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa rào nhẹ. Gió Đông Nam cấp 2-3, nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C, cao nhất 25-28 độ C.

Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có mây, ngày nắng, vùng núi phía Tây có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; cao nhất 28-31 độ C, vùng núi phía Tây có nơi trên 35 độ C.

Đà Nẵng đến Bình Thuận có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, gió Đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi, đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Đông cấp 2-3.

Nhiệt độ ở Tây Nguyên thấp nhất 19-22 độ C, cao nhất 31-34 độ C; ở Nam Bộ thấp nhất 24-27 độ C, cao nhất 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C./.

/*Tiêu đề do Phapluatplus.vn đặt lại.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Năm nhóm giải pháp cấp bách của Hà Nội để tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh

Chiều nay 16-4, Thành ủy - HĐND - UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chương trình đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. Trước thềm chương trình quan trọng này, Sở KH&ĐT Hà Nội đã thông tin về các nhóm giải pháp chính mà Hà Nội đã và đang triển khai hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Hà Nội luôn lắng nghe để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Kêu gọi các doanh nghiệp phối hợp với Hà Nội đầu tư vào lĩnh vực nông ngiệp, CNTT, đầu tư công. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, TP sẵn sàng lắng nghe để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, thủ tục... để các dự án của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn TP được kích hoạt, thông suốt...

Theo TTXVN/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/du-bao-thoi-tiet-ngay-17-4-ha-noi-chat-luong-khong-khi-duoc-cai-thien-sau-con-mua-rao-d122177.html