EVN thoái vốn hơn 187 tỷ đồng tại Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực

22/08/2019 10:21

Kinhte&Xahoi Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 23/8 tới đây, tại HNX, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ bán đấu giá thoái vốn số cổ phần sở hữu tại Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFINANCE).

Số lượng cổ phần thoái vốn là 18.750.000 cổ phần (187,5 tỷ đồng theo mệnh giá), tương đương 7,5% vốn điều lệ tại EVNFINANCE với mức giá khởi điểm 13.480 đồng/cổ phần.

EVNFINANCE được thành lập năm 2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 2.500 tỷ đồng. Nhiệm vụ chính của EVNFINANCE là quản trị vốn cho các dự án điện thuộc EVN và các đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các sản phảm dịch vụ tài chính chuyên nghiệp cho các đơn vị ngành điện và các đơn vị thuộc thành phần kinh tế khác. Năm 2010, EVNFINANCE khai trương hoạt động 02 chi nhánh tại TP HCM và Đà Nẵng. Vốn điều lệ hiện nay của EVNFINANCE là 2.500  tỷ đồng, công ty chưa tăng vốn điều lệ lần nào.

Sản phẩm dịch vụ chủ yếu của EVNFINANCE là huy động vốn, mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ,  hoạt động tín dụng.

Hiện tại EVNFINANCE quản lý và sử dụng 1 khu đất (sổ đỏ) có tổng diện tích 631 m2 tại TP Đà Nẵng.
 
Cổ phiếu EVF của EVNFINANCE được giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu tại ngày 15/8/2019 là 6.900 đồng/CP.

Theo Báo cáo Kiểm toán kiểm toán  năm 2017, 2018 của công ty, năm 2018, tổng giá trị tài sản của EVNFINANCE là 20.057 tỷ đồng, tăng 3,7% sơ với năm 2017, vốn chủ sở hữu là 3.231 tỷ đồng, tăng 6,41% so với năm 2017.

Mặc dù năm 2018, tổng doanh thu chỉ đạt 1.277 tỷ đồng, giảm 16,54% so với năm 2017 song lợi nhuận sau thuế đạt 203 tỷ đồng, tăng 12,83% so với năm 2017. Các chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản năm 2018 đề tăng trưởng so với năm 2017 làn lượt là 6,49% và 1,03% (năm 2017 là 5,99% và 0,92%). Tỷ lệ chia cổ tức là 9% (năm 2017 là 6&)

Năm 2019, EVNFINANCE đặt mục tiêu doanh thu 1.641 tỷ đồng, tăng 28,5% sơ với năm 2018, lợi nhuận trước thuế 280 tỷ đồng, tăng 10,35% so với năm 2018, cổ tức bằng năm 2018 là 9%.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xung quanh đề xuất bỏ Quỹ Bình ổn xăng dầu: Vì sao nhiều doanh nghiệp không lên tiếng?

'Tôi không có cảm xúc gì vì đã kiến nghị quá nhiều lần nhưng các nhà quản lý vẫn quyết định dùng Quỹ Bình ổn xăng dầu (BOG) như một công cụ điều tiết thị trường. Thậm chí, trong nhiều cuộc họp, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều đã trình bày sự cần thiết phải bỏ nhưng quỹ này vẫn được sử dụng…', một doanh nghiệp chia sẻ với PLVN xung quanh đề xuất nói trên.

Nguồn: Pháp luật Plus