Giới khoa học lo ngại về 2 ca nhiễm COVID-19 ít thấy

01/03/2020 09:38

Kinhte&Xahoi Hai ca nhiễm COVID-19 đáng lo ngại ở Mỹ và Nhật

Satish Pillai, cán bộ y tế của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 tại Mỹ vào ngày 21.1.2020. Ảnh: AFP

Hai ca nhiễm COVID-19 đáng lo ngại ở Mỹ và Nhật Bản có thể báo hiệu bệnh dịch này có thể còn diễn biến khó lường.

Hai trường hợp này dẫn đến những lo ngại của giới khoa học rằng bệnh dịch COVID-19 có thể lan rộng hơn nữa ngay cả khi có các biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ.

Người phụ nữ Nhật Bản bị nhiễm COVID-19 hai lần

Tại Osaka, Nhật Bản, một hướng dẫn viên du lịch đã được xuất viện sau khi xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19. 

Tuy nhiên, tuần này, người phụ nữ lại tái nhiễm virus, chỉ chưa đầy ba tuần sau khi được xuất viện.

Ca đầu tiên nhiễm virus lần hai ở Nhật Bản bắt đầu khiến công chúng lo ngại rằng ngay cả sau khi cá nhân khỏi virus, người đó vẫn có thể bị nhiễm lại trong một khung thời gian ngắn.

Mặc dù đây là trường hợp nhiễm COVID-19 kép đầu tiên được xác nhận bởi chính quyền Nhật Bản, nhưng nó mở ra khả năng sẽ có các ca tái nhiễm tương tự.

Theo báo cáo trước đây của CCN.com, hệ số lây nhiễm cơ bản R0 của virus Corona là 12. Điều đó có nghĩa là, một người có thể lây nhiễm cho 12 người và 12 người sau đó có thể lây nhiễm 144 người.
 
Khi một người đã hồi phục vô tình bị nhiễm virus Corona một lần nữa, có khả năng dẫn đến hàng trăm ca nhiễm nhiễm khác trong thời gian ngắn.

Ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ không liên quan đến bệnh dịch

Cơ quan y tế Mỹ xác định có ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Mỹ không có mối liên quan nào với các ca nhiễm virus hiện có, cũng như không đến Trung Quốc.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cảnh báo, đây có thể là một trường hợp lây lan cộng đồng, đã từng xảy ra trước đó ở Mỹ.

Nếu đúng như vậy, có khả năng có thể còn nhiều người nhiễm virus vẫn chưa được xác định.

Như nhà báo Tucker Carlson của Fox News cho biết, Mỹ hiện có ba trung tâm y tế lớn có khả năng chẩn đoán COVID-19.

Bệnh nhân bị nhiễm virus mà không có bất kỳ mối quan hệ nào với các bệnh nhân nhiễm virus khác không được xét nghiệm trong bốn ngày, vì các nhà chức trách không xác định được đây có thể là người bị nhiễm.

Việc thiếu các trung tâm y tế có thể chẩn đoán virus Corona và khả năng lây lan ở cộng đồng có thể khiến Mỹ dễ bị dịch bệnh trong thời gian tới.

Mới đây, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, thế giới nên chuẩn bị cho khả năng COVID-19 trở thành đại dịch. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo Báo Lao động/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/gioi-khoa-hoc-lo-ngai-ve-2-ca-nhiem-covid-19-it-thay-d118385.html