Hà Nội đẩy mạnh sản xuất, liên kết cung ứng thực phẩm

09/03/2020 11:49

Kinhte&Xahoi Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm, đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất hiện, diễn biến phức tạp, người dân có thể hoang mang nên tích trữ hàng hoá khiến nhu cầu tăng cao, Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo các địa phương tăng cường sản xuất, tập trung vào các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu.

Quầy thanh toán tại một siêu thị sáng 7-3. Ảnh: Kim Ngân.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thời tiết hiện nay cơ bản thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi. TP vẫn đang đẩy mạnh sản xuất khoảng 18.500ha rau, 19.500ha cây ăn quả. Đồng thời, duy trì tổng đàn gia súc (trâu, bò, lợn, dê...), gia cầm (gà, vịt, ngan, chim cút...) gần 40.000 con, và diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 24.000ha.

Đáng chú ý, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang được Hà Nội kiểm soát tương đối tốt. Đặc biệt, chăn nuôi lợn của Hà Nội đang dần phát triển trở lại, với tổng đàn đã hồi phục được trên 50% so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi.

Hiện, Sở đang tập trung chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi tái đàn nhằm bổ sung nguồn cung thịt cho thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường.

Cùng với năng lực sản xuất nội tại, Sở NN&PTNT cho biết, đang tiếp tục phối hợp với 21 tỉnh, TP trong Ban Điều phối chuỗi cung ứng rau thịt an toàn cho TP. Hiện mỗi ngày, vẫn có hàng chục ngàn tấn nông sản thực phẩm được chuyển về tiêu thụ tại Hà Nội.

Ngoài ra, hiện có khoảng 200 nhà cung cấp của các tỉnh, TP đã kết nối trực tiếp, đưa sản phẩm của bà con nông dân, người sản xuất các địa phương để tiêu thụ tại hệ thống bán lẻ trên địa bàn Hà Nội...

Trước đó, do lo lắng trước diễn biến mới của dịch, nhiều người dân đã đổ ra các chợ mua hàng, khiến giá một số mặt hàng có xu hướng tăng giá. Trong khi đó, tại các hệ thống siêu thị, mức giá vẫn giữ nguyên như các ngày trong tuần, lượng cung vẫn dồi dào. 


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Doanh nghiệp kiệt quệ vì Covid-19: Cơ hội để điều chỉnh lại chi tiêu ngân sách?

Trước tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp, nhiều DN đứng bên bờ phá sản, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 11 về những giải pháp cấp bách, trong đó có việc miễn giảm thuế cho doanh nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách, nhưng về lâu dài là cơ hội để Chính phủ điều chỉnh lại chi tiêu.

Không nên nghe lời đồn mua tích trữ hàng hóa

Sau cảnh chen nhau mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm tại một số nơi trong buổi sáng, đến chiều qua, 7-3, phóng viên Báo Hànộimới ghi nhận thực tế cho thấy, hàng hóa tại các điểm bán đã tương đối dồi dào, giá cả ổn định. Sự vào cuộc kịp thời của chính quyền các cấp đã giải tỏa tâm lý lo âu cho người dân và khẳng định việc không nên nghe theo lời đồn mà mua tích trữ hàng hóa quá nhiều so với nhu cầu.

Link bài gốc https://phapluatxahoi.vn/ha-noi-day-manh-san-xuat-lien-ket-cung-ung-thuc-pham-182822.html