Hà Nội: Hậu Covid-19, các hoạt động trực tuyến sẽ tăng lên

27/05/2020 14:44

Kinhte&Xahoi Chiều 26-5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử thành phố Hà Nội.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp

Ứng dụng Hà Nội Smartcity sẽ là kênh tương tác với người dân

Về kết quả triển khai Chương trình mục tiêu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020” Sở TT&TT cho biết, trong hoạt động của các cơ quan nhà nước Thành phố đến nay đã hình thành phương thức làm việc mới, nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả trong công việc và phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt hơn.

Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông từ năm 2016 đến 2019, Hà Nội luôn xếp hạng trong nhóm dẫn đầu về chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Chỉ số cải cách hành chính (PAR index) của Hà Nội được nâng cao qua các năm. Kết quả ứng dụng CNTT góp phần nâng cao vị trí xếp hạng của thành phố Hà Nội về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Đáng chú ý, Văn phòng UBND TP cho biết, trong thời gian qua, ứng dụng Hà Nội Smartcity đã tổ chức cập nhật, lưu trữ dữ liệu của 22.790 người thuộc diện quản lý, giám sát liên quan đến dịch bệnh Covid -19.

Tính đến 24-5, đã có 15.810.397 lượt truy cập xem bản đồ dịch trên ứng dụng; 53.370 tài khoản đăng ký sử dụng trên hệ thống (trong đó có 12.851 tài khoản thành viên các ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp); 696.347 lượt tải ứng dụng. Đặc biệt ứng dụng đã tiếp nhận 2.632 phản ánh, kiến nghị của người dân không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn liên quan đến các vấn đề giao thông, an ninh, môi trường.

Thời gian tới, ứng dụng này sẽ được nâng cấp để trở thành kênh thông tin tương tác trao đổi giữa người dân và chính quyền thành phố trên tất cả các lĩnh vực.

Phải dự báo chính xác xu thế công nghệ

Chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP – Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử Thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, chưa bao giờ yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin lại cấp bách như hiện nay. 

Chủ tịch UBND TP nêu ý kiến của các chuyên gia rằng, thời điểm hậu Covid-19 chắc chắn sẽ có 3 sự thay đổi diễn ra, đó là: Việc họp trực tuyến, giao dịch trực tuyến sẽ tăng lên; Việc chữa bệnh trực tuyến sẽ nhiều hơn và thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh...

Theo Chủ tịch UBND TP, Hà Nội vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Do đó, "phải có sự chủ động, trách nhiệm hơn từ lãnh đạo các Sở, ban ngành, quận huyện của Thành phố, đẩy nhanh những nhiệm vụ còn chậm, tập trung ứng dụng các công nghệ mới nhất của thế giới, song song với chú trọng đào tạo lực lượng nhân lực sử dụng thành thạo công nghệ thông tin".

Đặc biệt, cần đánh giá, dự báo trước những xu thế về công nghệ trong từ 10 đến 20 năm nữa, từ đó, đưa những nội dung này vào chương trình học, đào tạo để các em học sinh trở thành nguồn nhân lực 4.0, đủ sức hiện thực hóa mục tiêu đưa Hà Nội trở thành đô thị thông minh bền vững trong tương lai.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cải thiện môi trường đầu tư như tinh thần chống dịch Covid-19

Chiều 26/5, tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức hội nghị trực tuyến “Hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19”.

Đổi mới tư duy phát triển

Trên diễn đàn kỳ họp Quốc hội, đại biểu thảo luận sôi nổi về câu chuyện đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Các “nhà thiết kế” Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) muốn “quản” đến tận “hộ”.

Link bài gốc https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/ha-noi-hau-covid19-cac-hoat-dong-truc-tuyen-se-tang-len/855246.antd