Huy động nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa

05/11/2021 15:26

Kinhte&Xahoi Ngày 5/11, Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP Hà Nội sau đợt giám sát thực tế các địa phương về việc thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND TP về “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận hội nghị

Dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và đại diện lãnh đạo các sở, ngành của thành phố.

Đầu tư nguồn lực phát triển văn hóa chưa xứng với tiềm năng

 Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thanh Bình cho biết, qua 9 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 11/2012/NQ-HĐND, văn hóa Hà Nội đang phát triển theo đúng định hướng, bảo đảm bền vững, có hiệu quả. Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và các sở, ban, ngành, địa phương trực thuộc thành phố Hà Nội đã tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản, cơ chế, chính sách để phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, bảo đảm an sinh xã hội.

Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư và đổi mới phương thức hoạt động. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp có nhiều khởi sắc, với nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đứng đầu tại các cuộc thi nghệ thuật toàn quốc. Nhiều công trình văn hóa được tu bổ, xây dựng…

Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng cho rằng, việc cụ thể hóa, thể chế hóa, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ở một số sở, ngành, địa phương còn chậm, chưa đồng bộ, chưa thực sự quyết liệt, còn nhiều lúng túng. Nhiều văn bản sau thời gian dài thực hiện nghị quyết mới được ban hành. Nhiều chỉ tiêu, đề án, dự án thiếu tính khả thi, không hoàn thành hoặc chậm tiến độ thực hiện so với kế hoạch đề ra (6/20 chỉ tiêu không hoàn thành, 5/23 đề án, 10/14 dự án chậm tiến độ so với kế hoạch).

Đầu tư nguồn lực phát triển văn hóa dàn trải, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Tỷ lệ đầu tư cho văn hóa (cả chi thường xuyên và chi đầu tư) rất thấp, chưa đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành. Tỷ lệ ngân sách thành phố đầu tư cho các thiết chế văn hóa trên địa bàn đạt 0,83% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố; nguồn lực chi thường xuyên bố trí cho lĩnh vực văn hóa chiếm 1,9% tổng chi thường xuyên ngân sách thành phố. Định mức chi cho hoạt động sự nghiệp văn hóa của cấp thành phố và cấp huyện còn hạn chế...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng khẳng định, UBND TP tiếp thu các ý kiến Đoàn giám sát, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có giải pháp khắc phục sớm và nhấn mạnh, nhiều chỉ tiêu trong thực hiện Nghị quyết 11 chưa đạt được như kỳ vọng. Trong đó, về nội dung quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy các công trình di tích văn hóa; Quy hoạch, xây dựng các công trình văn hóa để tiến tới thực hiện công nghiệp văn hóa trên địa bàn TP đã được UBND TP đã giao Sở Văn hóa và Thể thao chậm nhất trong tháng 12/2021 chủ trì phối hợp các sở, ngành xây dựng này và yêu cầu tập trung làm nghiêm túc.

“Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo sâu sắc hơn kết quả thực hiện Nghị quyết trong đó đánh giá các chỉ tiêu, tồn tại và nguyên nhân chủ quan, nhận diện rõ bức tranh toàn cảnh quy hoạch phát triển văn hóa trên địa bàn TP hiện nay, mới đưa ra được giải pháp rõ ràng. Cần có thống nhất, liên thông, liên tục trong thực hiện phát triển văn hóa tại các ngành trong đó ngành Văn hóa chủ trì. Nếu nhận thức được đúng đắn ảnh hưởng tích cực của văn hóa đối với con người thì việc thực hiện sẽ có trách nhiệm cao hơn, sự đầu tư đồng bộ hơn”, Phó Chủ tịch UBND TP khẳng định.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà đề nghị UBND thành phố khẩn trương rà soát, đánh giá tổng thể kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND, trên cơ sở các quy định của pháp luật, đề xuất giải pháp thực hiện nội dung quy hoạch văn hóa cho giai đoạn 2021-2030 và định hướng cho những năm tiếp theo.

Cùng với rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa cho phù hợp, UBND thành phố cần quan tâm dành quỹ đất cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao; Không điều chỉnh quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao sang mục đích khác; Ưu tiên dành quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao khi di chuyển các cơ quan, đơn vị thuộc diện phải di dời ra khỏi nội đô. UBND TP tăng cường nguồn lực đầu tư, cân đối tỷ lệ vốn ngân sách phù hợp, đồng thời, thu hút, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội hóa cho phát triển văn hóa; Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lặp.

Đặc biệt, cần ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở trọng điểm văn hóa với những công trình văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị lớn, tạo thành những không gian văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Thủ đô; Đầu tư sáng tạo những công trình, tác phẩm, sản phẩm văn hóa độc đáo, có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ cao, phản ánh được bản sắc và phù hợp với thế mạnh của văn hóa Thủ đô Hà Nội.

Quang cảnh hội nghị

Đồng chí Phùng Thị Hồng Hà đề nghị UBND thành phố rà soát, bổ sung danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để hoàn thiện các thiết chế văn hóa các cấp, đầu tư xây dựng mới Nhà hát Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Hà Nội và các dự án chuyển tiếp khác; Chỉ đạo sở Quy hoạch - Kiến trúc trình UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 về bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà đề nghị UBND thành phố khẩn trương rà soát, đánh giá tổng thể kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND, trên cơ sở các quy định của pháp luật, đề xuất giải pháp thực hiện nội dung quy hoạch văn hóa cho giai đoạn 2021-2030 và định hướng cho những năm tiếp theo.

Cùng với rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa cho phù hợp, UBND thành phố cần quan tâm dành quỹ đất cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao; Không điều chỉnh quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao sang mục đích khác; ưu tiên dành quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao khi di chuyển các cơ quan, đơn vị thuộc diện phải di dời ra khỏi nội đô. UBND TP tăng cường nguồn lực đầu tư, cân đối tỷ lệ vốn ngân sách phù hợp, đồng thời, thu hút, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội hóa cho phát triển văn hóa; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lặp.

Đặc biệt, UBND TP cần ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở trọng điểm văn hóa với những công trình văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị lớn, tạo thành những không gian văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Thủ đô; Đầu tư sáng tạo những công trình, tác phẩm, sản phẩm văn hóa độc đáo, có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ cao, phản ánh được bản sắc và phù hợp với thế mạnh của văn hóa Thủ đô Hà Nội.

UBND thành phố rà soát, bổ sung danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để hoàn thiện các thiết chế văn hóa các cấp, đầu tư xây dựng mới Nhà hát Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Hà Nội và các dự án chuyển tiếp khác; Chỉ đạo sở Quy hoạch - Kiến trúc trình UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 về bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).

 Lam Dương - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/huy-dong-nguon-luc-xa-hoi-cho-phat-trien-van-hoa-182164.html