Khoảng 1.100 mẫu thử doping sẽ được kiểm tra tại SEA Games 31

26/03/2022 10:00

Kinhte&Xahoi Tiểu ban Y tế và phòng chống doping của SEA Games 31 dự kiến lấy khoảng 1.100 mẫu thử doping nhằm đảm bảo tính minh bạch trong thi đấu tại sự kiện thể thao lớn nhất khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

Phó trưởng Tiểu ban Y tế và phòng chống Doping của SEA Games 31, bác sĩ Nguyễn Văn Phú cho biết công tác kiểm tra doping tại SEA Games 31 được đảm bảo tính khách quan, nghiêm ngặt. Ban tổ chức sẽ lấy khoảng 1.100 mẫu máu và nước tiểu để kiểm tra. Số lượng mẫu thử có thể tăng lên tùy thuộc vào thời điểm diễn ra môn thi đấu.

Công tác kiểm tra doping và phòng chống dịch COVID-19 tại SEA Games 31 được tổ chức thực hiện chặt chẽ (Ảnh minh họa)

Từng đoàn thể thao phải thực hiện lấy mẫu thử doping với số vận động viên nhất định. Số mẫu thử trước thềm SEA Games 31 thường chiếm từ 10 đến 15% số vận động viên đăng kí tại từng môn thi đấu.

Các mẫu xét nghiệm sẽ được gửi ra nước ngoài hoặc tại các phòng xét nghiệm đạt chuẩn của đạt chuẩn của Cơ quan phòng chống doping quốc tế (WADA) tại Việt Nam giám định nhằm đảm bảo sự vô tư, khách quan. Mọi công tác kiểm tra doping tại SEA Games 31 đều được giám sát bởi Liên đoàn thể thao Đông Nam Á, Ban Tổ chức và đại diện các đoàn thể thao khu vực.

Liên quan mật thiết tới công tác kiểm tra doping là vấn đề các đoàn thể thao được mang theo thuốc điều trị COVID-19 đến Việt Nam tại SEA Games 31.

Đại diện Tiểu ban y tế và phòng chống doping của SEA Games 31 cho biết, chủ nhà Việt Nam cho phép các quốc gia mang theo thuốc trị COVID-19 nhưng số thuộc được đăng ký theo diện tạm nhập tái xuất và chỉ được sử dụng trong nội bộ, không dùng cho các mục đích khác. Các đoàn phải chịu trách nhiệm về số lượng thuốc đem theo.

Trước đó, Tiểu ban Y tế và phòng chống doping cũng cho biết tất cả đoàn thể thao phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch tại Việt Nam, trong đó có việc xét nghiệm COVID-19 định kỳ. Ban tổ chức sẽ cập nhật tình hình dịch và thông báo trước ngày khai mạc khoảng 2 tuần.

Những vận động viên tiếp xúc gần với F0 trong quá trình thi đấu không cần phải cách ly, được thi đấu nếu cho kết quả âm tính. Ban tổ chức bố trí khách sạn để cách ly và điều trị cho vận động viên nhiễm COVID-19 với tình trạng sức khỏe ổn định. Trường hợp ca nhiễm với triệu chứng nặng, sẽ được chuyển sang bệnh viện và phải tự lo chi phí chữa bệnh.

 PV- TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau đại dịch

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 23-3-2022 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 1 tháng, trong 1 năm của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm lên 60 giờ mỗi tháng, trên 200 giờ/năm nhưng không quá 300 giờ. Cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người lao động kỳ vọng, tăng giờ làm thêm là giải pháp giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.

Hà Nội đề xuất không cổ phần hóa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ sự nghiệp công

Chiều 24/3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã tham luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội”.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/khoang-1100-mau-thu-doping-se-duoc-kiem-tra-tai-sea-games-31-192594.html