Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Bài 1 - Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô: Chậm chạp, có nơi "mọc lên" nhà cao tầng

04/07/2023 19:26

Kinhte&Xahoi

LỜI TÒA SOẠN

TP Hà Nội trong những năm qua đã đặt quyết tâm cao với chủ trương di dời các nhà máy, xí nghiệp, trường đại học khu vực nội đô ra ngoài nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông…

Từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội TP Hà Nội.

Theo đó, đối tượng di dời là các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở điều trị có mức độ ô nhiễm, truyền nhiễm lây nhiễm cao, sử dụng quá tải; các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị nằm trong khu vực nội thành Hà Nội không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, gây mất cân đối về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, giao thông, ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội.

Quyết định số 130/QĐ-TTg cũng nhấn mạnh việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị; không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.

Để triển khai Quyết định số 130/QĐ-TTg, UBND TP Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời; xây dựng danh mục công trình cần di dời cụ thể, thứ tự di dời theo các giai đoạn trên địa bàn 12 quận nội thành…

Theo lộ trình từ 2016 – 2020, Thành phố di dời tổng cộng 117 cơ sở ra khỏi nội thành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chủ trương được cho là cấp bách và đúng đắn này vẫn diễn ra rất chậm chạp, thành phố vẫn đang còn nhiều khó văn trong công việc nói trên.

Có thể nói, di dời các nhà máy cũ, cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội đô là trăn trở của các lãnh đạo Hà Nội ở những nhiệm kỳ đã qua. 

Chuyên trang truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Báo Pháp luật Việt Nam) khởi đăng loạt bài viết "Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô" để phản ánh những thực trạng, nguyên nhân và bàn luận giải pháp để công tác di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô được đúng - trúng - triệt để.

Bài 1 - Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô: Chậm chạp, có nơi "mọc lên" nhà cao tầng

 Được biết, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc cùng các quận kiểm tra và cập nhật hồ sơ đợt 1, với tổng 90 cơ sở phải di dời. Trong đó, có 81 cơ sở công nghiệp phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị dựa trên thẩm quyền phê duyệt danh mục của Thủ tướng, có lộ trình di dời đến năm 2030.

 Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí cầu đường đóng tại phường Văn Chương, quận Ðống Ða là một trong những đơn vị cần phải di dời.

Theo tìm hiểu, dù đã có nhiều chủ trương, chính sách nhưng đến nay việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu dân cư trên địa bàn TP Hà Nội vẫn đang chậm so với yêu cầu vì nhiều nguyên nhân, tạo ra nhiều áp lực về môi trường, hạ tầng đô thị khu vực trung tâm Hà Nội.

Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí cầu đường đóng tại phường Văn Chương, quận Ðống Ða là một trong những đơn vị cần phải di dời.

 Khu đất đang cho các doanh nghiệp khác thuê lại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hơn 10 năm qua, công ty có diện tích hơn 13.000m2 luôn trong tình trạng “đi không được, ở cũng không xong” do thuộc diện di dời của dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, nhưng dự án lại bị chậm triển khai.

Theo rà soát, hiện trạng của khu đất trên đang cho các Công ty, doanh nghiệp khác thuê lại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Công ty có diện tích hơn 13.000m2 luôn trong tình trạng “đi không được, ở cũng không xong” do thuộc diện di dời của dự án bị chậm triển khai.

Tại buổi khảo sát của Ban Ðô thị HĐND Thành phố, đại diện Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí cầu đường bày tỏ, công ty muốn dự án đường sắt đô thị triển khai nhanh, hoặc thực hiện việc đền bù sớm để họ có nguồn kinh phí được chuyển đến nơi mới.

Ðó chỉ là một trong rất nhiều lý do khiến việc di dời các cơ sở ô nhiễm, không hợp quy hoạch ra khỏi nội đô Hà Nội đang bị chậm trễ.

 Có thể thấy, việc chậm di dời cơ sở công nghiệp, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính ra khỏi nội đô đang gây ra nhiều áp lực về môi trường, hạ tầng đô thị khu vực trung tâm Hà Nội. Rất nhiều cơ sở gây ô nhiễm vẫn "cố duy trì" hoạt động sản xuất.

Bên cạnh đó, một số cơ sở đã dừng sản xuất nhưng đang tiếp tục sử dụng với những mục đích khác, gây lãng phí, bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân cũng như quy hoạch chung Thủ đô.

 
Tại địa chỉ số 14 Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm), một phần diện tích tại địa điểm này lại đang xuất hiện một quán bia, buôn bán sầm uất.

Theo khảo sát của phóng viên Pháp luật Plus, không ít cơ sở công nghiệp hiện đã dừng sản xuất và đang biến thành nhà hàng, quán bia hơi, cửa hàng tạp hóa….

Đơn cử như tại địa chỉ số 14 Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm) do Công ty cổ phần Lâm đặc sản - Mây tre xuất khẩu sử dụng 4.964m2 đất, ngành nghề sản xuất trên khu đất là Gia công đóng gói.

Thế nhưng theo khảo sát của phóng viên ở thời điểm cuối tháng 6/2023, tại địa chỉ số 14 Chương Dương Độ, một phần diện tích tại địa điểm này lại đang xuất hiện một quán bia, buôn bán sầm uất.

 
Tại địa chỉ số 418 Bạch Mai, bên cạnh bảng biển của Công ty Kỹ thuật Điện thông là các hàng quán, cửa hàng...
Tại địa điểm số 404 Bạch Mai, khu đất cũng được cho thuê kinh doanh.

Hay tại các địa chỉ số 418 Bạch Mai và 404 Bạch Mai do Công ty kỹ thuật Điện thông sử dụng các diện tích lần lượt là 7.000 m2 và 70,6m2 với ngành nghề sản xuất trên khu đất là Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị điện dùng cho dân sinh và công nghiệp.

Dù vậy hiện nay, hai khu đất trên lại đang được cho nhiều đơn vị thuê làm quán ăn, cửa hàng sửa chữa xe máy, đại lý bán hàng… lấp kín bên ngoài mặt tiền của Công ty kỹ thuật Điện thông.

Việc di dời các nhà máy cũ, cơ sở sản xuất công nghiệp còn chậm chạp cũng gây ra những khó khăn, ách tắc cho doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Không ít doanh nghiệp đã lựa chọn cách cắt giảm, di dời sản xuất, sản xuất cầm chừng trên những khu đất trên hoặc biến thành nhà kho, kho chứa hàng.

Phía bên ngoài địa chỉ số 89 ngõ 189 Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, quận Bà Đình do Công ty CP Nhà in Khoa học và công nghệ sử dụng.

Đơn cử tại địa chỉ số 89 ngõ 189 Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, quận Bà Đình do Công ty CP Nhà in Khoa học và công nghệ sử dụng đất với diện tích 1.173m2, ngành nghề sản xuất trên khu đất là In sách báo.

Theo rà soát và khảo sát thức tế của phóng viên thì doanh nghiệp vẫn đang còn hoạt động cầm chừng ở trên khu đất nói trên. Bên trong khu đất, theo quan sát của phóng viên thì hầu như không có hoạt động sản xuất diễn ra và xếp ngổn ngang, lộn xộn các dụng cụ, thiết bị.

Tại khu đất có diện tích 30.568 m2 tại địa chỉ ngõ 124 phố Vĩnh Tuy, hiện doanh nghiệp này đã dừng sản xuất, chỉ còn văn phòng cơ quan, bãi chứa sản phẩm tồn, kho bãi cho thuê.

Hay tại khu đất có diện tích 30.568 m2 do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và bê tông Vĩnh Tuy sử dụng tại địa chỉ ngõ 124 phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Theo rà soát thì doanh nghiệp này đã dừng sản xuất, chỉ còn văn phòng cơ quan, bãi chứa sản phẩm tồn, kho bãi cho thuê.

Phòng trưng bày sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà.

Hay tại số 25 Trương Định, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Công ty CP bánh kẹo Hải Hà sử dụng 22.349 m2 đất để sản xuất bánh kẹo. Tuy nhiên, hiện tại thì công ty chỉ còn phòng trưng bày sản phẩm, cho thuê mượn một phần làm xưởng in.

Ngay kế bên, cũng tại địa chỉ số 25 Trương Định, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Công ty TNHH Hải Hà KOTOBUKI sử dụng 5.980 m2 đất để sản xuất bánh kẹo. Đến nay, doanh nghiệp này chỉ Còn bộ phận nhỏ sản xuất bánh tươi.

Hiện trạng khu đất 25 Trương Định.

Được biết, hai khu đất nói trên thuộc QHPK H2-4: Đất nhóm nhà ở dự kiến, đất công cộng đô thị, công cộng đơn vị ở, đất bãi đỗ xe, đất trường Tiểu học, nhà trẻ, đất cây xanh đơn vị ở, đất công cộng hỗn hợp. Hiện đã có chủ trưởng chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng.

Chi nhánh Công ty TNHH Bia Carlbergs Việt Nam tại Hà Nội sử dụng 10.000 m2 tại địa chỉ ngõ Hòa Bình 7, Minh Khai, phường Minh Khai

Tại địa chỉ ngõ Hòa Bình 7, Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, chi nhánh Công ty TNHH Bia Carlbergs Việt Nam tại Hà Nội sử dụng 10.000 m2 đất để sản xuất bia lon, bia chai. Dù vậy, đến nay thì Công ty đã chuyển dây chuyền sản xuất đi nơi khác, hiện làm kho và văn phòng.

Tại địa chỉ số 91 phố Hoa Lâm, phường Đức Giang, doanh nghiệp đã dừng sản xuất từ 2016 và hiện chỉ còn sử dụng làm nhà điều hành, nhà kho.

Tại địa chỉ số 91 phố Hoa Lâm, phường Đức Giang, quận Long Biên, với diện tích 2.367m2, Công ty cổ phần EMIC (thuê lại của TCT CP Thiết bị Điện Việt Nam) đã đổi tên thành Công ty CP Đầu tư EPT sử dụng với ngành nghề sản xuất trên khu đất là sản xuất thiết bị điện. Theo ra soát thì doanh nghiệp này đã dừng sản xuất từ 2016 và hiện chỉ còn sử dụng làm nhà điều hành, nhà kho.

 
Hiện 2.265,6 m2 đất tại 250 Minh Khai đã chuyển sang làm nhà kho.

Tại địa chỉ số 250 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt Kim Đông Xuân đang sử dụng 2.265,6 m2 đất, nhưng hiện nay cũng đã chuyển sang làm nhà kho.

 Vào năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội TP Hà Nội. Một trong những nội dung đáng chú ý đó là nêu rõ việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, cơ quan đơn vị không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.

Tại địa chỉ số 423 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng do Công ty cổ phần Dệt Minh Khai sử dụng với diện tích là 38.155,9 m2, hiện tại đã "mọc lên" Tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà ở, trường học ở số 423 Minh Khai.

Đáng chú ý, vào cuối năm 2022, dự án trên khu đất 423 Minh Khai nói trên đã được đưa vào diện "Trung ương theo dõi”.

Cụ thể vào ngày 18/11/2022, trong thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có nhắc đến một trong những nhiệm vụ trong thời gian tới là bổ sung 3 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Hình ảnh dự án.

Tại buổi khảo sát của Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội đối với các đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội về việc thực hiện di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô, Trưởng Ban Ðô thị Hội đồng nhân dân thành phố Ðàm Văn Huân khẳng định: "Chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch trên địa bàn thành phố là vấn đề rất cấp thiết với Hà Nội. Qua đó, không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn tạo dư địa phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện những vấn đề liên quan đời sống dân sinh tốt hơn trên địa bàn Thủ đô. Ngoài việc xử lý dứt điểm các cơ sở cần di dời cũ, thành phố cũng cần có lộ trình dài hạn, lên kế hoạch triển khai sớm tại năm huyện có đề án thành lập quận và hai khu vực dự kiến phát triển lên thành phố để hạn chế phát triển các cơ sở công nghiệp không phải ngành công nghiệp xanh, thông minh".

Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, với nhiệm vụ cấp thiết này, TP Hà Nội cần xây dựng hành lang pháp lý quy định rõ ràng việc doanh nghiệp phải di dời khi đã được bố trí quỹ đất. Đơn vị nào cố tình chây ỳ, không thực hiện di dời khi đã được bố trí cơ sở sản xuất mới, thành phố cần ban hành quyết định cưỡng chế bàn giao lại quỹ đất, xây dựng công trình cộng cộng như trường học, vườn hoa, cây xanh...

...Còn tiếp

 Lê Hải - Ngọc Huy - Như Trường - Vũ Quang - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xăng dầu thiếu cục bộ: Cũng là đứt gãy chuỗi cung ứng!

Xăng dầu đang thiếu cục bộ. Chính phủ cũng đã nhận định, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc bán với số lượng hạn chế, tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam, sau đó đã lan ra các địa phương phía Bắc, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-do-thi/bai-1--di-doi-co-so-o-nhiem-ra-khoi-noi-do-cham-chap-co-noi-moc-len-nha-cao-tang-d195747.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com