Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

'Bẻ kèo' phút cuối, Woori Bank bị khách hàng tố chiếm đoạt 400 tỷ

23/10/2018 14:56

Kinhte&Xahoi Lợi dụng vai trò là bên nhận thế chấp theo ủy thác, Woori Bank tự ý giải chấp khoản vay 400 tỷ đồng cho bên thế chấp khi chưa được phép của bên cho vay?

Hồ sơ thể hiện, CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) là thành viên liên doanh tại VK Housing cùng với 2 doanh nghiệp Hàn Quốc khác là P&D và LVC để thực hiện Dự án Khu nhà ở cao tầng The Mark (Dự án The Mark) tại Q.7, TP.HCM.

Tại liên doanh này, HDTC sở hữu 20% cổ phần, góp vốn bằng QSDĐ 29.310 m2 - phần đất đã đề cập trong hợp đồng thế chấp ở trên.

Do gặp khó khăn về tài chính trong quá trình triển khai dự án, HDTC với tư cách là thành viên nên đã thế chấp QSDĐ để bảo lãnh khoản vay 400 tỷ đồng của liên doanh tại DWS Star Bridge Co., Ltd (DWS).

Sau đó, khoản vay này quá hạn và mất khả năng chi trả nên bị DWS khởi kiện ra TAND TP.HCM.

Tháng 12/2009, DWS đã cho VK Housing vay 15 tỷ won (tương đương 400 tỷ đồng, theo tỷ giá) và được bảo lãnh bởi các thành viên góp vốn của VK Housing gồm: QSDĐ 29.310 m2 của HDTC, 2 công ty Hàn Quốc LVC, P&D và cá nhân ông Lee Jong Suk.

Vì không có chức năng ngân hàng nên DWS đã ủy thác cho Ngân hàng Woori TP.HCM (Woori Bank) nhận và quản lý phần tài sản thế chấp của HDTC, có trả phí hàng năm.

Woori Bank bị khách hàng tố chiếm đoạt 400 tỷ. Ảnh minh họa

 

Theo hợp đồng ủy thác, Woori Bank không thể tự ý từ bỏ, chuyển nhượng, xử lý tài sản đảm bảo hay chấm dứt hợp đồng đảm bảo quản lý vốn khi không có sự đồng ý hay sự chỉ định bằng văn bản của DWS.

Các thỏa thuận trên được xem là những điều kiện pháp lý chặt chẽ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Những điều khoản thỏa thuận này cũng đồng thời giúp bên cho vay - DWS quản lý tốt dòng tiền của mình và Woori Bank thực hiện đúng chức năng ngân hàng theo luật định.

Tuy nhiên, theo tố cáo của DWS, đến phút cuối, Woori Bank đã “bẻ kèo” phút cuối để “hòng” chiếm đoạt luôn số tiền 400 tỷ đồng của DWS từ tháng 4/2016 đến nay?

Ngay sau đó, DWS đã có ý kiến với Woori Bank về trường hợp HDTC. Theo đó, căn cứ vào các thỏa thuận ủy thác và quyền của bên cho vay, DWS đã yêu cầu Woori Bank không được thực hiện giải chấp khoản vay mà phải chờ phán quyết của tòa, bởi DWS đã khởi kiện đòi lại khoản vay đối với bên vay và các bên bảo lãnh (trong đó có HDTC) tại TAND TP.HCM. Trong đó, Woori Bank cũng được xác định là bên có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Ngày 29/12/2016, Woori Bank có văn bản thông báo đến DWS về việc HDTC yêu cầu hoàn trả chứng nhận QSDĐ đã thế chấp nên Woori Bank quyết định sẽ hoàn trả theo yêu cầu.

Đến ngày 30/12/2016, Woori Bank tiếp tục có văn bản thông báo đến DWS là đã hoàn trả xong giấy chứng nhận QSDĐ cho HDTC.

Tuy nhiên, DWS lại không hề nhận được những văn bản này vì Woori Bank đã gửi mà đề sai địa chỉ của nơi nhận.

Ngày 12/1/2017, đại diện DWS đã có buổi làm việc, yêu cầu Woori Bank làm rõ 3 vấn đề gồm: Căn cứ hoàn trả chứng nhận QSDĐ cho HDTC; Khoản vay của HDTC chưa được tất toán theo hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng vay tại sao Woori Bank lại đơn phương thực hiện việc hoàn trả QSDĐ cho HDTC; Woori Bank có nhận tiền nào từ HDTC để giải tỏa thế chấp hay không.

Thế nhưng, Woori Bank đã từ chối trả lời các vấn đề mà DWS đã đề cập đến.

Đến ngày 16/1/2017 thì HDTC nộp lên TAND TP.HCM một bản tường trình trong đó nêu rõ Woori Bank đã nhận 400 tỷ đồng từ HDTC để hoàn trả QSDĐ đã thế chấp.

Từ những vấn đề trên, DWS cho rằng, Woori Bank đã vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận trong Hợp đồng Đảm bảo quản lý vốn đã ký giữa 2 bên vào ngày 4/12/2009. Thậm chí, Woori Bank đã có hành vi cố tình chiếm đoạt số tiền 400 tỷ đồng của DWS thông qua việc tự ý nhận tiền từ HDTC và hoàn trả chứng nhận QSDĐ đã thế chấp cho HDTC mà không có sự đồng ý của DWS từ tháng 12/2016 đến nay?

Người đại diện của DWS cho biết, đơn vị này đang hoàn tất các thủ tục tố cáo, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự liên quan đến việc chiếm đoạt số tiền 400 tỷ đồng của DWS có liên đến Woori Bank và HDTC.

Woori đã góp phần làm phức tạp và kéo dài tranh chấp Dự án The Mark giữa DWS, VK Housing và HDTC!

Như chúng tôi nhiều lần đề cập, HDTC đang khởi kiện tranh chấp Dự án The Mark cùng với các đối tác Hàn Quốc, trong đó có DWS. Trong đó, phần đất 29.310 m2 (thực hiện dự án The Mark) đã thế chấp của HDTC là vấn đề cơ bản nảy sinh tranh chấp.

Theo tiết lộ của VK Housing, công ty này với hỗ trợ tài chính từ thành viên DWS đã mua lại và thanh toán toàn bộ giá trị khu đất với giá lên đến 20 triệu USD cho HDTC (có kèm theo chứng từ) nhưng công ty này vẫn chưa sang tên theo thỏa thuận do vướng phức tạp cổ phần hóa (tháng 4/2016). Việc mua lại khu đất cùng với hoạt động thoái vốn của HDTC là khỏi liên doanh cũng đồng nghĩa với việc DWS là chủ sở hữu duy nhất của Dự án The Mark. Bởi, công ty này đã nắm giữ 80% tại liên doanh và mua thêm 20% góp vốn bằng QSDĐ của HDTC.

Thế nhưng, mọi chuyện không như mơ, Ban quản trị mới sau cổ phần hóa với sự góp mặt của đại gia khét tiếng Đinh Trường Chinh đã “kết nối” được với Woori Bank và không biết bằng cách nào đó giữa HDTC và Woori Bank đạt được thỏa thuận giải chấp khoản vay 400 tỷ, hoàn trả chứng nhận QSDĐ để rồi HDTC lấy chính chi tiết QSDĐ thực hiện dự án vẫn đứng tên mình(?), để khởi động vụ kiện tranh chấp Dự án The Mark có giá trị lên đến gần 3.000 tỷ đồng, đẩy nhà đầu tư Hàn Quốc rơi vào thế điêu đứng phải chạy vạy, kiện thưa, kêu cứu khắp nơi.

Đánh giá về diễn biến vụ việc, người đại diện DWS nói:“Rõ ràng, nếu Woori không tự ý phá bỏ các thỏa thuận về mặt nguyên tắc đối với khoản vay 400 tỷ đồng thì mọi thứ đã không tồi tệ như vậy vì HDTC không có lý nào để khởi động vụ kiện với VK Housing và DWS, dẫn đến hàng loạt hệ lụy đến giờ này chưa thể giải quyết xong”.

 

Theo Khoẻ 365/GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Công ty TNHH CTR Bio bị phạt 93 triệu đồng vì quảng cáo lập lờ

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh vừa ra quyết định xử phạt 93 triệu đồng đối với công ty TNHH CTR Bio (số 53 Đường D1, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7) do vi phạm về việc quảng cáo và bảo quản thực phẩm chức năng.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com