Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Bộ ảnh lịch sử ngày 30/4 chưa từng triển lãm

30/04/2020 15:09

Kinhte&Xahoi Không tự nhận mình là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tuy nhiên những tấm ảnh lịch sử của Nguyễn Đạt chụp trong ngày thống nhất đất nước năm 1975 thực sự được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi tính hiện thực.

10h sáng ngày 30/4, những người lính Sài Gòn đang bước đi thất thểu. Vài người cởi áo lính, ở trần .

Nguyễn Đạt tên đầy đủ là Nguyễn Đình Đạt, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn. Năm 1974, vì đam mê với ảnh mà Nguyễn Đạt đăng ký học nhiếp ảnh. Nguyễn Đạt kể, khi chập chững vào nghề, không chỉ học chụp ảnh mà còn phải học cả kỹ thuật tráng, xử lý phim trong buồng tối với đủ loại hóa chất, đèn chiếu.

Nguyễn Đạt 

Sau 2 khoá học, Nguyễn Đạt tự đánh giá mới chỉ “biết sơ sơ” về nhiếp ảnh. Nhưng đang học dở thì chiến dịch Hồ Chí Minh mở ra và cả Sài Gòn sôi sục. Nguyễn Đạt kể: “Những ngày cuối tháng 4 Sài Gòn lộn xộn lắm. Không còn chính quyền, cả Sài Gòn như vỡ trận. Có những gia đình tính chuyện bỏ đi, còn xóm tôi ít ai dám ra ngoài, sợ bị tên bay đạn lạc”.

Sáng ngày 30/4, như nhiều người dân Sài Gòn, chàng trai trẻ Nguyễn Đạt cũng chỉ ngồi nhà, hồi hộp chờ đợi phía… bên kia tới. Rồi khi nghe ồn ào trước hiên nhà, Nguyễn Đạt nhìn ra và thấy 2 người lính Cộng hoà trong trang phục sỹ quan không quân đang cởi đồ. Rồi có một người trong nhà chạy ra đưa mấy cái áo cũ cho 2 sỹ quan kia. Nhìn cảnh đó, Nguyễn Đạt bỗng cảm thấy mình đang bỏ lỡ những hình ảnh quan trọng. Sự tò mò nổi lên, Nguyễn Đạt xé một tấm giấy học trò, ghi vội 2 chữ phóng viên, đeo trước ngực rồi lấy chiếc máy ảnh Nikon FTN 50mm chạy ra ngoài đường. “Bây giờ nghĩ lại tôi cũng thấy mình liều vì Sài Gòn đang hỗn loạn mà mình dám ôm máy ảnh ra đường. Nhưng sự tò mò đã thôi thúc tôi, tôi không muốn bỏ lỡ giây phút quan trọng này”.

Từ con đường Trương Minh Giảng (đường Lê Văn Sỹ bây giờ), Nguyễn Đạt mạnh dạn ôm máy chụp những thời khắc mà anh nhìn thấy. Khoảng 10 giờ sáng, những người lính Cộng hòa đang cởi bỏ quân phục rồi ở trần đi bộ thành nhóm trên đường Trương Minh Giảng về hướng trung tâm thành phố. Một vài người lính còn đeo thẻ bài trên cổ.

Khoảng 10 giờ 15, một người lính Cộng hòa không cởi đồ, vai đeo ba bốn khẩu súng thất thểu bước đi từng bước. “Đó cũng là người lính Cộng hoà cuối cùng mà tôi thấy, bởi sau đó, tôi chỉ thấy những chiến sỹ quân Giải phóng xuất hiện. Họ đi với gương mặt bình thản, có dáng vẻ mệt mỏi. Có người đi bộ, có người ngồi trên xe tải như đang hành quân. Đây là điều hoàn toàn bất ngờ cho nhiều người dân như chúng tôi. Họ không lăm lăm tay súng chĩa vào mọi người, không hò hét hay đe dọa ai. Thậm chí trên xe nhiều người còn vẫy tay thân thiện với chúng tôi. Chính điều đó làm cho nhiều người an tâm đổ ra đường. Và tôi đã cố chụp những khoảnh khắc đó” - Nguyễn Đạt nhớ lại.

Nhờ sự thân thiện của những người lính quân Giải phóng, Nguyễn Đạt mạnh dạn lấy xe, chạy vòng quanh các đường phố Sài Gòn để ghi lại những khoảnh khắc lịch sử. Từ tấm ảnh 2 chiến sỹ quân Giải phóng đang chia nhau điếu thuốc tại đường Yên Đổ (Lý Chính Thắng bây giờ) cho tới tấm ảnh chiếc xe Jeep bị bỏ lại trên đường Võ Di Nguy (Phan Đình Phùng bây giờ), chiếc xe tăng M113 bị cháy trên đường Chi Lăng (Phan Đăng Lưu bây giờ), chiếc xe tăng M48 bỏ lại còn nguyên súng đạn đang bị mấy đứa trẻ leo lên nghịch phá…

Các thứ quân trang quân phục hay vũ khí liên quan đến lính Cộng hòa vứt ngổn ngang khắp các con đường. Trong máy ảnh chỉ duy nhất cuộn phim 36 kiểu, Nguyễn Đạt phải “hà tiện” để ghi lại những khoảnh khắc giao thời lịch sử, giữa sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và sự tiếp quản của đoàn quân Giải phóng. “Tôi chỉ là người bình thường chụp lại những gì mình tận mắt thấy của Sài Gòn ngày 30/4. Tôi không nghĩ những tấm ảnh đó sẽ có giá trị gì mà chỉ muốn lưu lại những khoảnh khắc đặc biệt đó cho riêng tôi mà thôi” - Nguyễn Đạt tâm sự.

Hòa bình trở lại với Sài Gòn, như nhiều người dân khác Nguyễn Đạt hòa mình với cuộc sống mới. Anh cùng cha mẹ, anh trai, em gái đi kinh tế mới một thời gian sau đó Nguyễn Đạt xin vào làm lái xe tại một công ty Nhà nước, sống bình lặng. “Tôi lái xe cho các lãnh đạo Tổng công ty xuất nhập khẩu Bộ Thương mại rồi sau đó lên chức Trưởng phòng Kho vận nên có cơ hội đi nhiều nơi. Vì thế tôi vẫn đam mê với nhiếp ảnh. Tôi chụp hình và cộng tác cho nhiều báo” - Nguyễn Đạt kể.

Năm 2006, Nguyễn Đạt nghỉ hưu nên ông dành nhiều thời gian hơn cho nhiếp ảnh. Không chỉ thế, bao năm lăn lộn với nghề lái xe nên Nguyễn Đạt có thêm thú vui với xe cổ và ông trở thành một trong những thành viên của CLB xe cổ Sài Gòn. Trong các lần tham gia với hội, một vài thành viên khuyên Nguyễn Đạt hãy trưng bày các tấm ảnh quý. Nhưng cũng phải chần chừ mãi tới năm 2010, Nguyễn Đạt mới đưa bộ ảnh chụp ngày 30/4/1975 lên các diễn đàn. “Tôi chỉ muốn giữ cho riêng tôi, nhưng nhiều người cho rằng như thế là sự ích kỷ nên tôi mới đưa ra”.

Từ khi công bố những tấm ảnh của mình, Nguyễn Đạt cũng bỏ công đi tìm những nhân vật hiện diện trong bộ ảnh đó. Ông mong muốn được gặp họ, tìm hiểu cuộc sống của họ sau bao năm hòa bình cũng như trao tặng cho mỗi người một tấm ảnh, coi như một món quà nhỏ dành cho họ lưu lại ký ức của khoảnh khắc lịch sử. Nhiều cơ quan thông tấn, các đài truyền hình và một số Hội Cựu chiến binh lên tiếng giúp Nguyễn Đạt. Nhưng tới nay vẫn chưa có tin tức nào về những người trong ảnh. Nguyễn Đạt trăn trở: “Tôi vẫn đi tìm, vẫn nhờ bạn bè tìm giùm. Chỉ hy vọng qua các trang viết này, sẽ có ai nhìn thấy mình trong đó”.

10h30 ngày 30/4/1975, một người lính Cộng hòa vai đeo mấy khẩu súng bước từng bước. Đó là người lính Sài Gòn cuối cùng mà Nguyễn Đạt nhìn thấy
Những chiến sỹ quân Giải phóng đầu tiên Nguyễn Đạt gặp
Nhiều chiến sỹ quân Giải phóng vẫy chào người đi đường

 

Bộ ảnh chụp ngày 30/4/1975 của Nguyễn Đạt được Viện Khoa học lịch sử cùng nhiều cơ quan thông tấn lưu trữ, coi như là những tư liệu lịch sử quý giá về ngày Thống nhất đất nước. Ông Trần Anh Dũng - Trung tâm UNESCO cho biết: “Tôi đánh giá cao tính chân thực của bộ ảnh. Người chụp chỉ là người bình thường, ghi lại những khoảnh khắc bình dị của Sài Gòn trong ngày 30/4”. 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo Tiền Phong/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/bo-anh-lich-su-ngay-30-4-chua-tung-trien-lam-d123341.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com