Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Cần hiểu đúng về Luật An ninh mạng

08/08/2018 14:00

Kinhte&Xahoi Luật An ninh mạng không cản trở an toàn thông tin của người dùng cũng như hoạt động của doanh nghiệp... bởi Luật ra đời nhằm phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ người dùng.

Năm 2017, Việt Nam hiện có khoảng 93,6 triệu người, đứng thứ 14 trong số nước đông dân nhất thế giới, trong đó có hơn 50% dân số sử dụng mạng internet. Theo báo cáo tháng 4/2018 của tổ chức Weare Social, số người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đứng thứ 7 thế giới với 58 triệu người. Với con số “khủng” như vậy, khi Luật An ninh mạng (LANM) đã được Quốc hội thông qua đã nhận được nhiều luồng dư luận trái chiều. Nhiều người dân do chưa hiểu được tính ưu việt của bộ luật nên có những phản ứng rất gay gắt, cho rằng LANM đã cản trở rất lớn đến quyền công dân của họ. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ về LANM để tránh có cái nhìn sai lệch.

Các đại biểu tham gia biểu quyết Luật An ninh mạng.

1. Các tổ chức phản động lợi dụng LANM để chống phá Đảng, Nhà nước

Theo nguồn tin từ Bộ Công an, trong những năm gần đây, các tổ chức phản động, chống đối trong và ngoài nước đã triệt để lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, kích động biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước ta. Khi LANM ra đời, lo sợ mất đi không gian hoạt động và không triển khai được các biện pháp vốn đang được sử dụng hiện nay, các tổ chức phản động như: “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”...  và số đối tượng chống đối ráo riết và quyết liệt triển khai các hoạt động chống phá LANM trước và sau khi Quốc hội thông qua. Mục tiêu của chúng là phủ nhận dự thảo LANM, ngăn cản Quốc hội thông qua LANM, hoãn thi hành hoặc thu hồi LANM.

Lợi dụng việc hiểu biết và thông tin chưa đầy đủ về LANM của nhân dân, núp dưới chiêu trò “tự do ngôn luận”, lợi dụng chủ trương của Đảng về “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng), các tổ chức phản động, số đối tượng chống đối trong và ngoài nước đã tiến hành tuyên truyền, xuyên tạc nội dung LANM với mục đích gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận xấu trong xã hội, từ đó kích động người dân tụ tập đông người, tuần hành, biểu tình phản đối LANM, gây mất an ninh, trật tự.

Hoạt động của chúng tập trung là: (1) Kích động người dân xuống đường biểu tình phản đối LANM; (2) Tổ chức các chiến dịch viết bài với nội dung xuyên tạc, chống phá, phản đối LANM; (3) Tổ chức các chiến dịch lấy ý kiến, thu thập chữ ký của công dân kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; (4) Sản xuất các video, clip và mời số đối tượng tự xưng là chuyên gia công nghệ, chuyên gia quản lý nhà nước bình luận với nội dung xấu về LANM.

Ngay sau khi LANM được ban hành, hoạt động chống phá Luật càng trở lên quyết liệt, các tổ chức phản động và số đối tượng chống đối liên tục tự tổ chức quay các video, clip, trích dẫn thông tin sai lệch, lồng ghép, xuyên tạc nội dung phát biểu của một số đại biểu Quốc hội, hô hào, kích động quần chúng nhân dân phản đối LANM. Mặc dù đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, được đa số đại biểu Quốc hội tán thành, nhưng do đây là đạo Luật có quy định về phòng ngừa, đấu tranh, xử lý trực tiếp các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng nên vẫn còn có những ý kiến băn khoăn về nội dung của Luật.

Chính vì vậy, các đối tượng xấu đã lợi dụng để tuyên truyền, kích động biểu tình, chống phá LANM hòng hướng lái dư luận theo hướng bất lợi với mục đích cản trở hoặc gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân đối với chính sách của Đảng, Nhà nước về an ninh mạng. 

2. Theo quy định của LANM, cá nhân được hưởng quyền lợi sau:

(1) Được bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng trước các thông tin xấu, độc, xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Với phạm vi điều chỉnh của LANM, các tổ chức, cá nhân được hoạt động trên một môi trường không gian mạng quốc gia sẽ được bảo đảm an toàn, lành mạnh hơn trước, hạn chế tối đa các yếu tố, nguy cơ xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như: bị đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bị vu khống, làm nhục, công kích bôi nhọ, hạn chế mã độc, loại bỏ dần các hành vi đánh bạc, cá độ, truyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy kích động bạo lực, mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên không gian mạng; bảo vệ chặt chẽ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng; trẻ em được bảo vệ trên không gian mạng…; bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài về sự quản lý, tương thích các quy định của pháp luật và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện. 

(2) Được tham gia, thừa hưởng các chính sách về an ninh mạng của Nhà nước như: nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng.

(3) Được trao công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình:

- Điều 16, LANM quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, cũng như yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để loại bỏ các thông tin vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là người dân đã có công cụ rõ ràng hơn để bảo vệ mình khi bị các thông tin xấu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.

- Điều 17, LANM sẽ giúp bảo vệ người dân trước các hoạt động gián điệp mạng, bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. 

- Điều 18, LANM giúp bảo vệ người dân khỏi các hoạt động tội phạm mạng, như chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… 

- Điều 19, LANM trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động tấn công mạng, như tán phát mã độc, tấn công từ chối dịch vụ…

- Điều 26, LANM “gia cố” thêm công cụ để bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này. Đồng thời, giúp bảo vệ thông tin cá nhân, bí mật cá nhân của người dân, tránh bị thu thập và lạm dụng (trường hợp dữ liệu cá nhân người dùng Facebook bị lạm dụng vào hoạt động chính trị). Với việc yêu cầu một số doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, tức là có pháp nhân tại Việt Nam sẽ giúp người dân có quyền được quản lý, sử dụng và khiếu nại về dữ liệu của mình.

(4) Trẻ em được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng: Điều 29, LANM quy định các nội dung bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Trong đó yêu cầu chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, cơ quan, tổ chức, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc và các cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khi trẻ em tham gia không gian mạng; yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền của trẻ em trên không gian mạng.

(5) Được lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng, khi lực lượng chuyên trách được trao quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng cần thiết (Điều 5), giúp lực lượng này hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đồng nghĩa sẽ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hữu hiệu hơn.

(6) Quyền lợi của cá nhân sẽ bảo đảm khi mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm cộng đồng về an ninh mạng sẽ được tăng cường hơn, khi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý hệ thống thông tin và cung cấp dịch vụ trên không gian mạng được xác định trách nhiệm cụ thể, góp phần quan trọng hình thành không gian mạng an toàn, lành mạnh.

3. LANM không kiểm soát toàn bộ thông tin cá nhân của công dân

Trước các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng đang diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, yêu cầu bảo đảm cơ sở, điều kiện để điều tra, xử lý nhanh chóng, hiệu quả của lực lượng bảo vệ pháp luật là cần thiết, cấp bách, trong đó có trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước. Thông tin của cá nhân có hoạt động vi phạm pháp luật là một trong những loại dữ liệu quan trọng để lực lượng bảo vệ pháp luật điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật. 

Điểm a, khoản 2 Điều 26 dự thảo LANM quy định: “Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng”.

Như vậy, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật, với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt (bằng văn bản), được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện nay, có nhiều thông tin trên không gian mạng cho rằng, LANM yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp toàn bộ thông tin người dùng như thông tin cá nhân, thông tin riêng tư cho cơ quan chức năng là không chính xác. LANM đã quy định rõ ràng, chỉ trong trường hợp phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng mới được quyền yêu cầu cung cấp thông tin người dùng. Các quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự và các văn bản có liên quan đã quy định rõ về việc quản lý, sử dụng thông tin được cung cấp để phục vụ điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

4. LANM không gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp, không tạo giấy phép con

Trong 7 quy định liên quan tới trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng trong LANM, không có quy định nào liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng không có quy định nào yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải có giấy phép con mới được phép hoạt động. Ngoại trừ việc phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng và một số trách nhiệm được quy định cụ thể trong Điều 41 liên quan tới cảnh báo, khắc phục, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, các doanh nghiệp không phải chấp hành nghĩa vụ nào khác đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Không có quy định nào về an ninh mạng trong LANM quy định về hoạt động thành lập doanh nghiệp, khởi nghiệp, đầu tư, mua bán, kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com