Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Cùng đất nước chống dịch, không phao tin đồn gây hoang mang xã hội

29/07/2021 10:15

Kinhte&Xahoi Nhiều tỉnh thành trên cả nước đang trong những ngày giãn cách xã hội nhằm nhanh chóng khống chế dịch bệnh, đưa cuộc sống người dân trở về trạng thái bình thường mới. Tuy vậy, một số cá nhân đã đăng tải những thông tin sai lệch trên mạng xã hội gây tâm lý hoang mang và bất ổn cho người dân.

Trong lúc cả hệ thống chính trị cùng các lực lượng tuyến đầu đang căng mình, dồn hết lực để giảm tối đa số ca bệnh, thì thời gian qua trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những hình ảnh, video, đoạn ghi âm nhiều thông tin sai sự thật. Đây là những thông tin bị lắp ghép, phóng đại một số sự việc có thật, liên quan đến tình hình dịch bệnh, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân, làm bất ổn xã hội cũng như khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mới đây, một tài khoản Facebook có tên "Hằng Nguyễn" của bà Nguyễn Thị Hằng có đăng nội dung bài viết "Hà Nội phát lệnh lúc 0h để 6h thực hiện Chỉ thị 16...". Bài viết có những nội dung không đúng về tình hình thực hiện Chỉ thị 16 tại TP HCM rằng: "Sài Gòn phải ăn cứu trợ", "Sài Gòn ăn đồ từ thiện của dân nghèo, mọi miền khó khăn của đất nước"...

Bài đăng của tài khoản Facebook Hằng Nguyễn với thông tin sai sự thật đã gây ảnh hưởng đến tâm lý người dân

Ngay sau khi bài viết được đăng tải, rất nhiều ý kiến trái chiều đã được cộng đồng đưa ra, đặc biệt là các bạn trẻ.

Nguyễn Thanh Tú (21 tuổi, sinh viên Đại học Luật Hà Nội) chia sẻ: "Những bài đăng như thế này mình không hiểu người viết có mục đích hay động cơ gì. Ở thời điểm hiện tại, bài đăng sai sự thật như thế này rất dễ làm tâm lý của người dân hoang mang. Mình rất mong các cơ quan chức năng sẽ có hình thức xử phạt hợp lý đối với những trường hợp như thế này".

Cùng quan điểm với Thanh Tú, Nguyễn Minh Hiếu (25 tuổi, lập trình viên) cũng bày tỏ không hài lòng khi đọc bài viết của chủ tài khoản Hằng Nguyễn. "Thật không thể chấp nhận được cô ấy có thể đăng tải những thông tin như vậy được. Người dân cả nước đang đoàn kết, một lòng chống dịch mà cô ấy lại có một bài viết quan điểm cá nhân gây chia rẽ cộng đồng như thế này. Những hành vi như vậy cần phải lên án và chịu những hình thức xử phát xứng đáng", Minh Hiếu nói.

Có thể thấy, nội dung bài viết khi được chia sẻ đã gây lo ngại, hoang mang cho người dân về tình hình tổ chức thực hiện Chỉ thị 16 tại TP Hồ Chí Minh. Sau đó, chủ tài khoản này đã có bài viết thừa nhận việc thông tin như thế "là sai, gây tổn thương đến mọi người" và mong muốn "mọi người mở lòng tha thứ"...

Ngày 27/7, Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đã phát giấy mời bà Nguyễn Thị Hằng, chủ tài khoản Facebook "Hằng Nguyễn", để làm việc, xử lý hành vi chia sẻ trên tài khoản Facebook nội dung ảnh hưởng đếntrật tự an ninh xã hội.

Ngay sau đó, tài khoản này đã xóa bài viết và đăng tải lời xin lỗi

Vụ việc của bà Hằng không phải là vụ đầu tiên trong việc đăng thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến dư luận xã hội và công tác phòng chống dịch. Không thể phủ nhận mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dù vậy, việc đăng tải hay chia sẻ bất kì thông tin gì trên mạng xã hội cũng cần được kiểm chứng thay vì nêu quan điểm cá nhân.

Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng mạng xã hội vẫn liên tục tăng qua các năm. Theo báo cáo trên trang vnetwork.vn, tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có số người dùng internet là 68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% số dân); Số người dùng mạng xã hội là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% số dân). Số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng tại Việt Nam cho thấy sự phổ biến cũng như tầm ảnh hưởng của nó đối với xã hội.

Luật sư Vũ Hùng (Văn phòng luật Hà Nội) cho biết: "Việc sử dụng mạng xã hội tùy tiện, gây ảnh hưởng không tốt, thậm chí xâm hại nghiêm trọng đến hình ảnh, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Ðây là vấn đề rất đáng quan ngại, đặc biệt khi đối tượng chia sẻ thông tin là những người có ảnh hưởng đến một bộ phận cộng đồng".

Hãy là người chọn lọc thông tin trên mạng xã hội, nhất là thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp

Luật sư Hùng chia sẻ thêm: "Cần phải khẳng định rằng, khi tham gia mạng xã hội, mỗi người đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, trên cơ sở đó định hình thái độ và cách hành xử đúng đắn. Trước khi tự đăng tải thông tin hoặc chia sẻ từ người khác lên mạng xã hội, mỗi cá nhân cần là người dẫn thông tin có trách nhiệm, suy nghĩ chín chắn, kiểm tra, kiểm chứng tính chính xác của nguồn thông tin, tránh tình trạng cảm tính, nóng vội có thể dẫn tới nguy cơ nhận định sai sự thật, ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân".

Mỗi người dùng internet nên lựa chọn và tìm đọc các nguồn tin chính thống để đảm bảo thông tin được chính xác; Hãy xây dựng một không gian mạng lành mạnh, lan tỏa những điều tích cực, nhất là trong thời điểm hiện tại để chung sức cùng đất nước chống dịch.

 Trung Tú - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/cung-dat-nuoc-chong-dich-khong-phao-tin-don-gay-hoang-mang-xa-hoi-171710.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com