Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Điều gì tốt nhất cho người lao động, Hà Nội sẽ áp dụng

15/07/2021 09:46

Kinhte&Xahoi Ngày 14-7, trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới về nội dung hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, điều gì tốt nhất cho người lao động, Hà Nội sẽ áp dụng. Vì thế, các chính sách hỗ trợ sẽ được triển khai linh hoạt, tránh trùng lặp, không bỏ sót.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương.

- Năm 2020, Hà Nội đã triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho nhiều nhóm đối tượng. Theo bà, quá trình triển khai chính sách này để lại kinh nghiệm gì?

- Các chính sách hỗ trợ trong năm 2020 được thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19-10-2020 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 12-5-2020 của UBND thành phố Hà Nội cùng nội dung này. Từ cuối tháng 4-2020 đến tháng 5-2021, Hà Nội đã hỗ trợ cho tổng số 515.515 người, với số tiền hơn 608 tỷ đồng.

Thông qua việc triển khai chính sách, các cơ quan chức năng, trong đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội với vai trò chủ trì thực hiện, đã rút ra bài học sâu sắc: “Phải rõ tiêu chí, rõ đối tượng, thì nguồn lực hỗ trợ mới đến đúng người cần trợ giúp”. Trên tinh thần đó, Hà Nội triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội năm 2021 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo nguyên tắc nhất quán: Điều gì tốt nhất cho người lao động, Hà Nội sẽ áp dụng, đồng thời đưa nguồn lực đến đúng đối tượng, tạo điểm tựa cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn.

- Bà có thể cho biết, Hà Nội đã triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động ra sao?

- Ngay sau khi nhận được Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thành lập tổ công tác và phân công trách nhiệm cho các thành viên. Các thành viên có trách nhiệm nghiên cứu chính sách, chủ động tham mưu, đề xuất các ý kiến để xây dựng kế hoạch triển khai cho phù hợp. Sở cũng chủ động liên hệ với Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan để nghiên cứu dự thảo quyết định hỗ trợ của UBND thành phố. Hiện, nội dung dự thảo quyết định lần thứ nhất đã hoàn thành và được gửi đến các sở, ban, ngành chức năng, các địa phương lấy ý kiến góp ý. Chậm nhất đến cuối ngày 16-7, Sở sẽ tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện, sau đó trình UBND thành phố xem xét, ban hành.

Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, phản ánh và kiến nghị của người dân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động và người sử dụng lao động.

- Vậy, căn cứ vào tiêu chí nào để xác định các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ từ gói an sinh xã hội?

- Điều kiện, tiêu chí, quy trình, thủ tục để triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP đã được quy định rõ tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, nên về cơ bản, Hà Nội sẽ khoanh vùng các đối tượng cần hỗ trợ theo định hướng của trung ương.

Riêng với các hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19, trước khi có Nghị quyết số 68/NQ-CP, Hà Nội đã thống nhất chủ trương hỗ trợ cho đối tượng này, do Cục Thuế thành phố Hà Nội chủ trì thực hiện. Để tránh trường hợp chồng chéo, trùng lặp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng ngành Thuế sẽ rà soát, sàng lọc, bảo đảm mỗi người chỉ nhận được một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.

Đối với nhóm lao động tự do, đối tượng ưu tiên đề xuất hỗ trợ là người lao động làm công việc tự do, bị ảnh hưởng về việc làm tại những địa bàn phải cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Cùng với đó là những người làm các công việc không có giao kết hợp đồng lao động tại những địa điểm, lĩnh vực có thời gian dài phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND thành phố và các địa phương (bán nước vỉa hè, cắt tóc, gội đầu, spa…). Người được hỗ trợ phải có hoàn cảnh khó khăn, không phải tất cả lao động tự do đều được hỗ trợ.

Điều này đồng nghĩa, có thể cùng là lao động tự do, nhưng người lao động ở địa bàn này sẽ nhận được mức hỗ trợ cao hơn địa bàn khác; địa phương này có nhiều lao động được hỗ trợ hơn các địa phương khác. Tiêu chí, điều kiện xác định đối tượng thụ hưởng ở các địa phương có thể cũng khác nhau.

Người lao động trên địa bàn quận Long Biên nhận hỗ trợ từ gói an sinh xã hội vào năm 2020.

- Lao động tự do là lực lượng thường xuyên di biến động. Với vai trò là cơ quan chủ trì triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có giải pháp gì để khoanh vùng đối tượng bảo đảm chính xác, khách quan, thưa bà?

- Trong dự thảo quyết định của UBND thành phố, chúng tôi đề xuất một số tiêu chí ràng buộc, như người lao động phải thường trú, tạm trú tại địa phương nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ, hoặc phải được địa phương cam kết quản lý. Sở cũng đề xuất UBND thành phố chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội xây dựng phần mềm kết nối toàn bộ thông tin về các đối tượng đề nghị hỗ trợ trên một phần mềm, để các cơ quan chức năng cùng theo dõi, giám sát, qua đó kịp thời phát hiện các đối tượng bị trùng lặp.

-  Dự kiến, khoảng thời gian nào Hà Nội đưa kinh phí tới đối tượng thụ hưởng, thưa bà?

- Chúng tôi phấn đấu chậm nhất đến ngày 20-7 sẽ trình UBND thành phố xem xét, ban hành quyết định triển khai hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn. Ngay sau khi có quyết định, các sở, ngành, địa phương sẽ triển khai chi hỗ trợ cho các trường hợp đủ điều kiện. Ước tính, Hà Nội có hàng trăm nghìn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ với kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

- Trân trọng cảm ơn bà!

 Minh Ngọc - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Hà Nội mới http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1005705/dieu-gi-tot-nhat-cho-nguoi-lao-dong-ha-noi-se-ap-dung?fbclid=IwAR3mpo7GWyziz8FY6QaTiKg-WYQOrz4VXDKJCu2Eh-uVk7UNfr5uysodU7Y

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com