Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Dự án xe buýt nhanh BRT: Bóc đường nhựa, làm đường bê tông gây lãng phí "ngân khố" hơn 15 tỷ đồng

16/10/2018 09:10

Kinhte&Xahoi Trong khi mặt đường bê tông nhựa còn rất tốt thì Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lại "quyết" thay thế bằng đường bê tông xi măng...

Mới đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã công bố kết luận thanh tra (KLTT) chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án buýt nhanh BRT Hà Nội, điển hình là Hợp phần 1 của dự án, gây lãng phí ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng.

Xe buýt BRT đang phải đi chung đường cùng các phương tiện khác...(Ảnh Vietnamnet).

Lãng phí hơn 15 tỷ đồng!

Theo văn bản này, TTCP cũng chỉ rõ, trong dự toán 7 gói thầu xây lắp của Hợp phần Dự án BRT (CP4a, CP4b, CP4c, CP4d, CP4e, CP4f, CP4k) có khoản chi phí huy động, giải thể công trường đã nằm trong chi phí trực tiếp, chi phí chung. Tuy nhiên, Chủ đầu tư vẫn lập thêm để mời thầu, ký hợp đồng, nghiệm thu thanh toán cho các nhà thầu, gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 0,33 tỷ đồng, vi phạm Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 6 Thông tư 04/2010/TT-BXD.

Đối với dịch vụ kiểm tra xe và vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ, Chủ đầu tư cũng thanh toán cho nhà thầu một số khoản mục chi phí vượt so với hợp đồng đã ký hơn 0,2 tỷ đồng (hợp đồng theo đơn giá cố định), gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Tại Gói thầu CP4d - Trạm trung chuyển Bến xe Kim Mã do nhà thầu là Liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng Gia Long và Công ty CP Hồng Hà Việt Nam thực hiện thì chậm tiến độ 417 ngày, vi phạm Khoản 1 Điều 28 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.

Tại hạng mục cừ, giằng chống tầng hầm của Gói thầu CP4d, Chủ đầu tư chấp thuận để lại 83 cây cừ Larsen với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng, gây lãng phí ngân sách nhà nước… Bên cạnh đó, Sở GTVT Hà Nội cũng thực hiện một số công việc không đúng quy định, gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 0,62 tỷ đồng như: bổ sung phần kết cấu thân, văn phòng kiến trúc, nhà chờ xe buýt; phát sinh công việc đắp cát bằng máy đầm cóc…

Nghiêm trọng hơn, tại Gói thầu CP4a (Xây dựng đường trạm xe buýt từ Bộ Y tế đến Khuất Duy Tiến), Gói thầu CP4b (Xây dựng đường trạm xe buýt từ Khuất Duy Tiến - Bến xe Yên Nghĩa), Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn khi lập bước thiết kế đường đã thay thế mặt đường bê tông nhựa bằng mặt đường bê tông xi măng. Việc thay thế mặt đường đã gây lãng phí ngân sách nhà nước hơn 15 tỷ đồng.

Lớp nhựa đường trên toàn tuyến được bóc ra và thay thế bằng lớp bê tông dày. Ảnh Báo Bưu điện

Không đấu thầu

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, Hợp phần I – Xe buýt nhanh BRT thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, gói thầu 04/BRT-TB (BRT CP08) – Đoàn xe BRT: Chủ đầu tư thực hiện một số thủ tục chưa tuân thủ theo mẫu hồ sơ mời thầu và hướng dẫn của ngân hàng thế giới, như không lập dự toán nhóm A và B theo nhóm xe sản xuất, lắp ráp trong nước; lấy báo giá xe nhập khẩu nguyên chiếc để làm căn cứ mời thầu cho cả 03 nhóm A, B và C (nhóm xe nhập khẩu). Vì vậy, không có căn cứ để so sánh giữa các nhóm với nhau trong việc  lựa chọn nhà thầu.

Tuy nhiên, tại Thư không phản đối của Ngân hàng Thế giới chỉ cảnh báo về việc kiểm tra xe và bảo hành. Phần bổ sung các thiết bị vào gói thầu CP08 có tổng giá trị là 17.687,38 triệu đồng nhưng Chủ đầu tư không tổ chức đấu thầu mà ký hợp đồng bổ sung với nhà thầu vi phạm Điều 22 Luật Đấu thầu; Điều 101 Luật Xây dựng về điều kiện được chỉ định thầu.


Mặc dù được đầu tư với số tiền rất lớn nhưng dự án chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đạt mục tiêu đề ra để hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

Như vậy, mặc dù được đầu tư với số tiền rất lớn nhưng dự án chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Trách nhiệm thuộc UBND TP Hà Nội, Sở GTVT, Ban Quản lý dự án, tư vấn thiết kế - Thanh tra chính phủ nêu rõ.

TTCP kiến nghị Thủ tướng giao chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục những tồn tại trên; tăng cường công tác khuyến khích người dân tham gia sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng cùng các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả BRT.

Bên cạnh đó, chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện đối với gói thầu trạm trung chuyển Bến xe Kim Mã điều chỉnh giảm khối lượng tính thừa 316 m2 tương ứng trị giá hơn 800 triệu đồng việc gia công, lắp dựng vách hợp kim nhôm kính an toàn; Rà soát hồ sơ nghiệm thu khối lượng hơn 158 tấn thép nhà thầu chưa chứng minh đủ hồ sơ, hóa đơn đưa vào thi công với giá trị hơn 1 tỉ đồng.

Mặc dù sai phạm hàng tỷ đồng, trách nhiệm đã nêu rõ. Tuy nhiên, TTCP chỉ kiến nghị TP Hà Nội chỉ đạo rút kinh nghiệm, liệu có hợp lý?

Không chứng minh được 42 tỷ đồng tiền chênh lệch

Trong Liên danh nhà thầu trúng thầu, Công ty kinh doanh về ôtô thực hiện 75% (cung cấp 35 xe BRT) với số tiền hơn 171 tỷ đồng; Công ty CP Thiên Thành An thực hiện 25% công việc (cung cấp, lắp đặt thiết bị, kiểm tra xe, vận hành đào tạo và chuyển giao công nghệ) với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, qua thanh tra cho thấy, ngoài số tiền theo hợp đồng, Thiên Thành An còn được hưởng hơn 42 tỷ đồng số tiền chênh lệch giữa giá xuất bán xe của Công ty kinh doanh về ôtô cho Thiên Thành An để Thiên Thành An xuất bán cho Chủ đầu tư theo hợp đồng.

Đây là số tiền nằm trong 75% công việc của Công ty kinh doanh về ôtô được phân chia theo hợp đồng. Thiên Thành An cũng không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện đối với số tiền chênh lệch hơn 42 tỷ đồng này.

Công ty CP Thiên Thành An có mã số đăng ký kinh doanh 0104038463, vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, địa chỉ tại số 11, ngõ C, tổ dân phố Tân Xuân, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. 

Lời giới thiệu của Công ty CP Thiên Thành An.


Số tiền chênh lệch 42 tỷ đồng tương đương 1,2 tỷ/xe giữa hóa đơn Công ty kinh doanh về ôtô xuất cho Thiên Thành An và Thiên Thành An xuất lại cho chủ đầu tư theo giải thích từ phía doanh nghiệp, chính là chi phí bảo hành 3 năm và đảm bảo dự trữ và cung cấp dịch vụ phụ tùng, bảo trì 10 năm cho 35 xe BRT (theo điều kiện hợp đồng sản xuất theo đơn đặt hàng riêng không phải xe sản xuất hàng loạt nên không có phụ tùng trên thị trường). Các công việc này do liên danh Thiên Thành An chịu trách nhiệm. 

 

Theo Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com