Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Hà Nội: Vì sao tháo chạy khỏi bất động sản Mê Linh?

29/08/2018 14:58

Kinhte&Xahoi Huyện Mê Linh hiện có khoảng 50 dự án bất động sản lớn. Sau nhiều năm giao đất, hầu hết các dự án tại đây đều đang bị bỏ hoang.

Năm 2008, huyện Mê Linh chính thức sáp nhập về thủ đô Hà Nội với quy hoạch mới trở thành đô thị trung tâm Hà Nội. Với lợi thế về mặt giao với nhiều tuyến đường lớn như cao tốc Thăng Long, Nội Bài, đường quốc lộ 23, đường quốc lộ 5 kéo dài... đã rút ngắn khoảng cách, thời gian khi di chuyển từ các quận lân cận sang huyện Mê Linh.

Vì vậy, từ lâu đã có rất nhiều nhà đầu tư bất động sản nhắm đến Mê Linh như một khu vực đầy tiềm năng.

Theo thống kê của UBND TP.Hà Nội, hiện trên địa bàn H.Mê Linh có gần 50 dự án nhà ở, khu nhà vườn, khu công nghiệp, chung cư, biệt thự nhà vườn, dịch vụ giải trí, du lịch...

Tiêu biểu là các dự án như khu đô thị Cienco5 (68ha); khu nhà ở để bán và cho thuê Hà Phong; khu đô thị mới CEO (21ha); dự án Diamond Park (14ha), khu đô thị Tiền Phong, khu đô thị mới AIC (hơn 90 ha), khu đô thị mới Minh Giang Đầm Và,...

Các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường đất Mê Linh nhiều năm nay.

Tuy nhiên, trong số gần 50 dự án này thì có đến 35 dự án chưa xong giải phóng xong mặt bằng.

Đơn cử, dự án Minh Giang Đầm Và giai đoạn 2 gần như chưa giải phóng được mặt bằng, dự án Diamond Park New đã giải phóng xong nhưng chủ đầu tư chậm triển khai hạ tầng.

Khu nhà ở Minh Đức chưa giải phóng xong hiện đang được người dân tranh thủ trồng hoa màu, cây cối...

Nhiều dự án như Làng Hoa Tiền Phong, dự án Hà Phong, dự án khu đô thị Cienco 5....mặc dù đã bàn giao đất cho người dân gần 10 năm trước thế nhưng hiện vẫn rất hoang vu vì không có người ở. Trên hàng trăm ha đất dự án này chỉ có toàn cỏ dại mọc cao ngập đầu người.

Mặc dù, nhìn các siêu đô thị ở Mê Linh điêu tàn như vậy nhưng trên thực tế chủ đầu tư các dự án sau khi nhanh chân xí phần đất đã thực hiện việc huy động vốn thông qua hợp đồng vay vốn, góp vốn, liên doanh, hợp tác đầu tư....của rất nhiều khách hàng.

Kể từ năm 2008 đất Mê Linh đã được nhiều nhà đầu tư bất động sản biết đến. Khi các nhà đầu tư bắt đầu nhập cuộc chơi, giá đất bắt đầu leo thang từ mức trung bình 3-5 triệu đồng/m2 chỉ sau 3-4 năm mặt bằng giá đã tăng cả chục lần lên ngưỡng mới 18 -25 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, gần 10 năm nay, thị trường đất Mê Linh gần như bất động. Lý giải vì cho sự sụt giảm thê thảm tại các dự án huyện Mê Linh, nhiều ý kiến cho rằng, Mê Linh không thuộc Hà Nội cho đến sau năm 2008, là vùng đất thuần nông, hạ tầng kỹ thuật không có.

Quy mô huyện hành chính vừa, đất đai đền bù rẻ nhưng nó có một yếu tố mà không huyện nào có được đó là các công dân của Mê Linh sẽ chính thức trở thành Hà Nội. Đây chính là điểm thuận lợi để Mê Linh được biến thành sàn diễn lớn của giới đầu cơ.

Hầu hết các dự án hiện giờ chỉ dành để chăn thả bò.

Sự phát triển của các đô thị tại Mê Linh chỉ mang tính hình thức, không có các đô thị phát triển thật. Chủ đầu tư chỉ vào xí phần đất để huy động vốn, còn nhà đầu tư chỉ lướt sóng rồi rút đi. Nhu cầu làm thật và ở thật là không có.

Nhiều người dân cho biết, đa phần dự án ở đây là giao cho dân tự xây nhà nhưng do hạ tầng cở sở chưa thực sự phát triển nên nhiều người chưa muốn đầu tư tiền để xây nhà lúc này. Trong khi, người dân địa phương không đủ tiền để mua đất xây nhà tại các khu dự án.

Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, nguyên nhân của sự bất cập này còn là do công tác quản lý, quy hoạch. Đã đến lúc, các cơ quan phải xem xét lại các vấn đề trong đó phải đưa ra chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể từng khu vực.

Cơ quan quản lý hoạch định các khu vực ưu tiên phát triển như từ vành đai 4 trở vào. Chỉ cho làm dự án trong phạm vi này và có chế tài bắt buộc chủ đầu tư hoàn chỉnh dự án để đưa vào sử dụng. 

Khi nào dự án phủ kín, mới tiếp tục phát triển tới khu khác. Khu vực nào chưa cần thiết phải làm nên để đất để cho dân cầy cấy, nếu không rất lãng phí.

Theo VnMedia/KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiếp bài Công ty Trường Xuân gây ô nhiễm: Doanh nghiệp “cố tình” hay chính quyền “thờ ơ”?

Như Tạp chí Điện tử Hòa Nhập đã phản ánh, gần 10 năm trở lại đây, hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Giấy Trường Xuân tại phường Bãi Bông, Thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên liên tục gây ô nhiễm, trẻ em phải học tại sát cơ sở gây ô nhiễm nặng, gây bất bình và bức xúc kéo dài trong nhân dân địa phương…

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com