Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Hội nghị triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị vùng Đông Nam Bộ: "Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới"

27/11/2022 14:01

Kinhte&Xahoi Tại hội nghị, các đại biểu đại diện cho các bộ ngành, tỉnh, thành và doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trình bày tham luận về đường hướng phát triển, những cơ hội và thách thức.

Lãnh đạo một số bộ, ngành, các địa phương vùng Đông Nam Bộ, đại diện các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, đối tác phát triển, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự hội nghị.

Sáng 26/11 tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với chủ đề "Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới".

Ngày 07/10/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 24 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để Nghị quyết của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, ngày 23/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị trên cơ sở bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 24 nhằm xây dựng và phát triển vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Cơ hội xen lẫn thách thức

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước và là trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đồng thời đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Vùng Đông Nam bộ cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển đứng đầu cả nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét và dẫn đầu cả nước.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tin vào sự phát triển đột phá, khẳng định vị trí đầu tàu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: “TP. Hồ Chí Minh phải là thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo, là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc. Đồng thời là trung tâm tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực Châu Á, đóng vai trò là cực tăng trưởng của vùng; nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới”.

Xa hơn, trong nhận định về tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ.

Song song đó, phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á. Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng; nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức trẻ đến sinh sống và làm việc. Đồng thời là nơi tập trung các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới.

Bên cạnh đó, quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường, củng cố vững chắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm thế mạnh vùng Đông Nam Bộ.

Chiến lược lâu dài là phát huy nội lực

Tại hội nghị, các đại biểu đại diện cho các bộ ngành, tỉnh, thành và doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trình bày tham luận về đường hướng phát triển, những cơ hội và thách thức.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, các địa phương, đơn vị đưa ra các ý kiến, mục tiêu, quan điểm khá đầy đủ nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến để hoàn thiện chương trình hành động.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, vùng Đông Nam Bộ là vùng quan trọng của các nước, đóng góp vào thành quả chung của đất nước sau 35 năm đổi mới, 11 tháng vừa qua sau khó khăn của dịch bệnh, cả nước nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng đã phục hồi nhanh, tăng tốc phát triển kinh tế, đóng góp rất lớn vào những thành tựu chung của cả nước đặc biệt là GDP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Để vùng Đông Nam Bộ đạt được những thành tựu này là nhờ vào sự lãnh đạo đúng đắn từ quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của nhân dân, của doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế”.

Ngoài nhiều ưu điểm, Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị vùng Đông Nam Bộ vẫn còn tồn tại, hạn chế về cơ chế chính sách. Kết nối hạ tầng đồng bộ chưa hiệu quả, còn cắt khúc nhiều. Huy động nguồn lực chủ yếu vào nhà nước, FDI cơ bản tốt còn nội lực vẫn trông chờ vào nguồn lực Nhà nước. Các tỉnh thành chưa phát huy được nguồn lực công tư, trong nhân dân. Chưa kể, nhiều nơi chưa phát huy hết được lợi thế của vùng, phát triển nhưng chưa ngang tầm với khu vực, chưa ngang tầm mong muốn. Phát triển văn hóa chưa theo kịp kinh tế chính trị và nhìn chung thực sự chưa được chú trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành triển lãm ảnh nghệ thuật Đông Nam Bộ đột phá mới - tầm cao mới.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, hiện nay thách thức lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ là phát triển chưa bền vững, tắc nghẽn giao thông, tác động bởi chống biến đổi khí hậu (nước biển dâng cao, sạt lở), ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, an sinh xã hội. Do đó thời gian tới cần phấn đấu đưa vùng năng động nhất, đóng góp nhiều nhất trong đó có GDP cho đất nước xứng đáng “vùng vì cả nước - cả nước vì vùng”. Cần ổn định chính trị, an toàn xã hội, phát triển nhanh, hài hòa, bao trùm tổng thể để tạo ra các sản phẩm từ trí tuệ, năng lực của người Việt Nam, chiến lược lâu dài là phát huy nội lực. Song song với đó, giai đoạn tới cần tăng cường vốn, xây dựng phát triển con người, huy động nguồn lực hợp tác công tư.

 Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước. Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) theo giá hiện hành gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu đề ra; đóng góp 32% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước. GRDP bình quân đầu người năm 2020 cao nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh, tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng cao; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt mức cao nhất cả nước.

Đông Nam Bộ có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước; là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI. TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước. Tỉ lệ đô thị hoá của vùng đạt 67%, diện mạo đô thị ngày càng hiện đại; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 79,5%, đứng thứ hai trong các vùng của cả nước. Lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt một số kết quả quan trọng.

Nhiều giá trị di sản văn hoá được bảo tồn, phát huy. Công tác giảm nghèo bền vững, thực hiện chính sách an sinh xã hội, đổi mới giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực; tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Tỉ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước. Lĩnh vực y tế chuyên sâu có những thành tựu ngang tầm khu vực và thế giới. Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng.

Đức Nghĩa – Minh Trường – Hải Đăng - Pháp luật Plus 
 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xăng dầu thiếu cục bộ: Cũng là đứt gãy chuỗi cung ứng!

Xăng dầu đang thiếu cục bộ. Chính phủ cũng đã nhận định, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc bán với số lượng hạn chế, tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam, sau đó đã lan ra các địa phương phía Bắc, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/hoi-nghi-trien-khai-nghi-quyet-so-24-nq-tw-cua-bo-chinh-tri-vung-dong-nam-bo-tu-duy-moi--dot-pha-moi--gia-tri-moi-d187099.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com