Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Hỗn loạn quảng cáo Scurma Fizzy gây hiểu lầm cho người tiêu dùng

29/03/2019 15:02

Kinhte&Xahoi Rất nhiều quảng cáo trên các trang điện tử, mạng xã hội liên quan đến sản phẩm Scurma Fizzy không đúng về chất lượng và tạo nên cảnh hỗn loạn trong việc quảng cáo thực phẩm chức năng.

Quảng cáo Scurma Fizzy “giăng bẫy” người tiêu dùng

Không cần mất công tìm kiếm Googe, Facebook… thì người tiêu dùng vẫn được tiếp cận một cách thụ động với các quảng cáo sản phẩm Scurma Fizzy chuyên dùng cho người bị bệnh dạ dày.
 Một quảng cáo miêu tả sản phẩm Scurma Fizzy điều trị bệnh.

Quảng cáo là việc chính đáng của doanh nghiệp. Song, quảng cáo phải tuân thủ pháp luật, đúng chất lượng sản phẩm và phải được cơ quan chức năng cấp phép. Nhưng nhìn vào vô vàn các quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Scurma Fizzy trên môi trường internet thì người tiêu dùng có thể “sập bẫy” vào hệ thống chằng chịt các page, website mà không biết thực hư chất lượng thế nào.

Đáng buồn hơn, những quảng cáo trái pháp luật liên quan đến Scurma Fizzy còn được tiếp tay bằng những nghệ sĩ, ngôi sao hạng A, người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng với cộng đồng.

Có thể kể đến hàng loạt page Facebook như: “Scurma Fizzy – trải nghiệp đột phá Curcumin hướng đích”, “Nhà thuốc Scumar sủi hướng đích vùng viêm loét dạ dày”, “Scurma Fizzy, đột phá công nghệ hướng đích”, “Viên sủi Scurma Fizzy dành cho người đau dạ dày, trào ngược” hay hàng loạt trang web bán sản phẩm như: http://suicurcumin11.scurmafizzy.com, http://suicurcumin1.scurmafizzy.com…

 Scurma Fizzy là thực phẩm, không có tác dụng chữa bệnh.

Xin nhắc lại, Scurma Fizzy là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, rất nhiều chiến dịch quảng cáo không đúng bản chất sản phẩm trên môi trường internet liên quan đến Scurma Fizzy khiến nhiều người “hoa mắt”, nhầm tưởng đây là thuốc.

Được biết, sản phẩm Scurma Fizzzy do Công ty Cổ phần Elepharma, địa chỉ tại số nhà 35, ngõ 57, Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội chịu trách nhiệm phân phối, tiếp thị. Tuy nhiên, chưa rõ hàng loạt các page, website quảng cáo trái phép sản phẩm Scurma Fizzy có thuộc quản lý của Elepharma hay không.

Tuy vậy, nhìn vào phương thức bán hàng thì có thể sản phẩm này được phân phối qua kênh online. Khi nhiều đại lý online tham gia vào tiếp thị, bán hàng sẽ tạo nên hiệu ứng lớn, giúp đẩy đơn hàng lên cao hơn. Nếu phân phối theo hình thức này thì đơn vị quản lý chính (ở đây là Elepharma vẫn phải chịu trách nhiệm liên quan đến nội dung quảng cáo trái quy định). Vì trách nhiệm này, nên nhiều đơn vị phân phối online thường mất nhiều thời gian để “đào tạo hệ thống”, bao gồm cả việc giảng giải thông tin sản phẩm và cách tiếp thị đúng pháp luật.

Còn nếu trường hợp các quảng cáo trái phép này không thuộc hệ thống do Elepharma quản lý thì cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh cá nhân/ tổ chức nào đăng quản cáo trái phép và cần phải xử lý theo quy định của pháp luật. 

Rất nhiều page, website quảng cáo sai sự về sản phẩm Scurma Fizzy.

Theo Điều 10, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rõ: Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung đối với hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ… Tại Điều 11, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định, những cá nhân chiếm đoạt tài sản thông qua quảng cáo trái phép có thể bị khởi tố hình sự.

Trái quy định

Tại Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012 của Quốc hội nêu rõ: “Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc” và các quản cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”…

Thông tư số 09/2015/TT-BYT, Quy định quảng cáo đối với hàng hoá đặc biệt thuộc quản lý cuả Bộ Y tế cũng quy định: “Không được quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh. Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm.

Ngoài ra, đối với các trường hợp quảng cáo trái quy định, bán hàng giả, hàng nhái có thể căn cứ vào các quy định khác như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Hình sự…


Theo TBDN/GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com