Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Kỳ 1 - Đất rừng biến thành nhà ở, một cuộc “phù phép” khôn khéo ở Vĩnh Phúc

21/11/2020 10:45

Kinhte&Xahoi Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều diện tích đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mọc lên những ngôi nhà, quán café giữa núi rừng Tam Đảo. Cây rừng bị đốn hạ, đất đá bị chuyển đi trong khi xử phạt và trồng bù “cho có”…

Bê tông thay thế cây rừng

Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc được biết đến như “Đà Lạt miền Bắc” bởi khi hậu mát mẻ quanh năm, khí hậu trong lành được người dân nhiều ví von “nơi đáng sống”. Giữa mây ngàn Tam Đảo, thị trấn Tam Đảo treo leo trên đỉnh núi được bao bọc bởi cây cối, những cánh rừng quanh năm lá xanh tươi mát.

Phía sau khách sạn Thế Giới Xanh, hơn 2400m2 đất rừng đang bị lấn chiếm

Đó là trước đây, sự phát triển ồ ạt của dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng dần biến nơi đây mất đi vẻ tự nhiên vốn có. Cây rừng bị đốn hạ, thảm thực vật bị thay thế bằng cây su su, bê tông hóa, công trình nhà nghỉ khách sạn chen nhau trên núi rừng.

Cùng với sự phát triển du lịch kéo theo nhu cầu của khách du lịch, nhiều diện tích đất rừng phòng hộ được người dân địa phương “khéo léo” tỉa tót từ cây thông thành vườn su su xanh mướt, quán cafee, vườn “nhà”.

Thị trấn Tam Đảo khí hậu mát mẻ quanh năm là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng hàng trăm năm trở lại đây và nó đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Vĩnh Phúc và miền Bắc, Việt Nam. Du lịch phát triển nhưng diện tích đất thổ cư, đất kinh doanh dịch vụ, thương mại ít. Vì thế, đất đai ở Tam Đảo núi được liệt vào dạng “khan hiếm”.

Chính vì vậy, giá đất ở đây cũng thuộc hàng “khủng” của tỉnh Vĩnh Phúc. Những vị trí đất thuộc diện khá của Tam Đảo núi có giá từ 70 - 80 triệu đồng/m2 đối với đất được giao thuê 50 năm. Chính vì giá đất cao, cộng với sự quản lý yếu kém của cơ quan chức năng dẫn đến hiện tượng lấn chiếm đất rừng phòng hộ làm đất kinh doanh dịch vụ và xây dựng trái phép trên đất rừng.

Một cuộc  “phù phép” khôn khéo?

Việc lấn chiến đất rừng Lâm nghiệp để trồng su su và trồng cây dược liệu, hoa cây cảnh và công trình kiên cố diễn ra nhiều năm. Theo thống kê sơ bộ của hạt Kiểm lâm cùng với chính quyền các cấp đã phát hiện và ngăn chặn hơn 100 hộ gia đình tổ chức cá nhân.

Lợi dụng sạt lở đất, hộ gia đình ông Hoan kè đá biến rừng phòng hộ thành vườn "nhà"

Tiêu biểu trong danh sách các hộ chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ phải kể đến hộ ông Nguyễn Duy Hoan, chủ khách sạn Thế Giới Xanh tại Tam Đảo. Ông Hoan là người mà trước đó đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiều lần cho thuê đất xây dựng nhà nghỉ kinh doanh du lịch tại thị trấn. Nhưng ông cũng là người lấn chiếm diện tích đất rừng phòng hộ thuộc dạng lớn tại thị trấn Tam Đảo.

Theo tài liệu do hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo cung cấp từ ngày 06/09/2018 – 15/04/2019, Đoàn Thanh tra của UBND huyện Tam Đảo đã lập biên bản kiểm tra hiện trường về việc kiểm tra và xử lý tình trạng lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp tại các xã, thị trấn có rừng phòng hộ. Kết quả xác định được 25 tổ chức, cá nhân hộ gia đình có đất liền kề với rừng phòng hộ trong đó có 11 tổ chức cá nhân không lấn chiếm còn lại 14 hộ gia đình, tổ chức cá nhân lấn chiếm với tổng diện tích 10.300 m2.

 Trong đó, đối với ông Nguyễn Văn Hoan sinh năm 1962, trú tại tổ dân phố 1, thị trấn Tam Đảo. Tại biên bản này, lực lượng chức năng đã xách định, tổng diện tích lấn chiếm của ông Nguyễn Duy Hoan là 2.400 m2. Lúc này cây trồng vẫn còn nguyên nhưng ông Hoan đã cho xây dựng kè đá.

Ngày 19/5/2020 hạt Kiểm lâm Tam Đảo cùng với tổ BVR của thị trấn kiểm tra rừng tại lô 01 khoảng 1 đã phát hiện ông Nguyễn Duy Hoan đã dùng dao phát lớp thảm thực bì là cây bụi và nửa tép diện tích 572m2, Hạt kiểm lâm đã lập hồ sơ vụ việc và ra quyết định xử lý vi phạm hành chính hành vi chặt phá rừng phòng hộ trái phép tại Quyết định số: 00084/QĐ- XPVPHC ngày 11/6/2020 giá trị là 11 triệu đồng. Buộc ông Nguyễn Duy Hoan phải trồng 1 số cây có giá trị phòng hộ trên đất vi phạm. Hiện ông Hoan đã nộp đủ số tiền phạt vào kho bạc nhà nước và tổ chức trồng cây thông đỏ, cây đỗ quyên và các loại cây đặc hữu tại vùng đất Tam Đảo.

Ngoài ông Hoan, còn rất nhiều cá nhân khác đang lấn chiếm đất rừng phòng hộ. Kiểm tra thực tế dễ thấy, nhiều vị trí đất rừng phòng hộ bị “cày xới” nham nhở, trực chờ cơ hội xây dựng công trình trái phép.

Bằng việc đốn tỉa cây thuộc rừng phòng hộ, chỉ trong thời gian ngắn, hơn 2400m2 đất do hộ ông Nguyễn Duy Hoan “ phù phép” đã biến thành khu vườn “nhà” có hoa lá đan xen. Địa điểm này vốn dĩ là đất rừng phòng hộ nhưng với sự vào cuộc “quyết liệt” của chính quyền địa phương, cơ quan chức đã biến diện tích nói trên thành khu vui chơi, check in đắt khách được khách du lịch thường xuyên lui tới.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Duy Hoan về hành vi tự ý chặt phá cây rừng phòng hộ.

Việc xây dựng trái phép, chưa được cấp phép tại thị trấn Tam Đảo diễn ra tràn lan không chỉ người dân mà cả những doanh nghiệp có tên tuổi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Cơ quan chức năng có thực sự vào cuộc?

 Theo ông Bùi Duy Thức - Hạt trưởng hạc Kiểm lâm huyện Tam Đảo cho biết: “Thực trạng xây dựng trên thị trấn Tam Đảo là có hộ dân nhà ông Nguyễn Duy Hoan tổng diện tích lấn chiếm gần 2500m2  đất rừng phòng hộ, hiện nay hạc kiểm lâm đã xử lý 572m2, còn gần 2000m2 lấn chiếm từ thời gian trước. Hiện nay nhà Nguyễn Duy Hoan lấn chiếm trên đất rừng phòng hộ hiện trạng thực tế ông Hoan xây kè đá để ngăn sói mòn lở đất”.

Hàng loạt biên bản được lập nhưng sử phạt "hời hợt" hiện trạng vẫn y nguyên sau khi vi phạm

Đối với các hộ dân xây dựng trái phép trên đất rừng, ông Thức than thở: “Trong quá trình phát triển du lịch, một số hộ dân đã tự ý xây dựng nhà Homestay trên đất rừng để cho khách thuê. Chúng tôi đã lập biên bản nhiều trường hợp và yêu cầu trồng cây thay thế bù những cây đã bị chặt đi…”

Qua tìm hiểu được biết, tại thị trấn Tam Đảo hiện đang tồn tại nhiều khách sản lớn không đủ điều kiện xây dựng, vượt ngưỡng hoặc lấn chiếm như: Khu nhà ở của cán bộ, nhân viên khách sạn Venus; khu ẩm thực của Công ty TNHH Lạc Hồng đã xây dựng xong nhưng chưa được cấp phép. Hầu hết các khách sạn lớn đều xây vượt quy định.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

 Đào Tấn - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/dieu-tra-ban-doc/ky-1--dat-rung-bien-thanh-nha-o-mot-cuoc-phu-phep-khon-kheo-o-vinh-phuc-d141169.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com