Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Nhiều hộ xã Bản Lầu thoát nghèo nhờ vốn vay Ngân hàng CSXH

08/08/2018 15:32

Kinhte&Xahoi Trong những năm qua, nhờ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, cuộc sống của nhiều hộ dân nghèo thuộc xã Bản Lầu - huyện Mường Khương đã từng bước được cải thiện.

Với mục tiêu hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mường Khương đã triển khai các chương trình ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ gia đình chính sách khác… góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Anh Thào Thắng và nương dứa của mình.

Ông Vũ Đức Minh – Phó Giám đốc NHCSXH huyện Mường Khương cho biết, hiện nay NHCSXH huyện đang thực hiện cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2018 đạt trên 48 tỷ đồng với 1.287 lượt khách hàng tham gia vay vốn, tổng dự nợ thông qua các chương trình cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị xã hội đến cuối tháng 6/2018 đạt trên 274 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,8% trong tổng dư nợ.

NHCSXH huyện cũng luôn bám sát các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện, được cấp ủy chính quyền địa phương tin tưởng đánh giá là một công cụ, một kênh quan trọng trong các giải pháp xóa đói, giảm nghèo. Hoạt động của NHCSXH được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và được nhân dân tin tưởng ủng hộ, thực sự là địa chỉ tin cậy của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 

Cùng với nhiều địa phương trong toàn huyện Mường Khương, Bản Lầu là một trong những xã có số hộ vay vốn từ NHCSXH huyện tương đối lớn, tính đến nay tổng dư nợ toàn xã thông qua các tổ chức vay vốn là 29,8 tỷ đồng, với 643 khách hàng tham gia vay vốn. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH huyện mà cuộc sống của nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm.

Trên khắp các nương đồi khu vực các thôn Na Lốc, Cốc Phương bạt ngàn những đồi nương dứa, chuối và nhờ những cây trồng này nhiều hộ đã thoát nghèo, các hộ không chỉ tăng thêm thu nhập mà còn làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình, nhiều hộ thu nhập bình quân 80 - 100 triệu đồng, có những hộ còn cho thu nhập nhờ trồng dứa, chuối từ 300 - 500 triệu đồng mỗi năm.

Thào Thắng sinh năm 1980, người dân tộc H’mông, sinh ra và lớn lên ở thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu. Miền quê của Thào thắng là vùng cao biên giới, địa hình phức tạp, nhiều vực sâu chia cắt, đất canh tác nông nghiệp hạn chế không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, vì thế anh suy nghĩ rất nhiều xem trồng cây gì mang lại hiệu quả thiết thực, tận dụng được diện tích đất đai, đồi núi có sẵn, tránh sự bạc màu của đất…

Thào Thắng tâm sự: “Thôn mình chỉ cách đất Trung Quốc bằng con suối, nhìn sang những đồi nương dứa, chuối bên đó xanh mướt quả to, đẹp mà không biết tại sao họ trồng được vậy và mình đã quyết tâm sang Trung Quốc tìm hiểu”. Ngày tháng trôi đi, sau khi được chút “vốn liếng” kinh nghiệm, Thắng trở về thôn bắt tay vào trồng dứa, chuối. Những ngày đầu không có vốn, anh đi làm thuê đủ các nghề từ trồng ngô, lúa nước... Và rồi từ những đồng vốn ít ỏi tích cóp được cũng như được gia đình, bạn bè động viên giúp đỡ, cộng với số vốn vay từ NHCSXH huyện 50 triệu đồng, Thào Thắng đã trồng những nương dứa đầu tiên.

Liên tiếp những năm sau đó, sản lượng dứa, chuối ngày một tăng và anh thuê người làm rồi mở rộng diện tích. Hiện nay, Thào Thắng đã trở thành ông “vua” của chuối, dứa ở vùng đất quê mình. Hàng năm “vua” chuối dứa này thu hoạch 200- 300 triệu đồng trên gần 5ha dứa, chuối. Anh cũng đã mua được ô tô tải để vận chuyển hàng từ Cốc Phương đi tiêu thụ sang thị trường trong nước và Trung Quốc.

Cũng như gia đình Anh Giàng Vư sinh năm 1984 - thôn Na Lốc I là hộ cận nghèo được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho vay nhiều năm nay để phát triển kinh tế. Với số vốn được vay ban đầu gia đình anh đã đầu tư vào trồng dứa, tuy nhiên với nhu cầu kinh tế thị trường và mong muốn mở rộng diện tích dứa của gia đình, đến năm 2018 anh đã trả số vốn ban đầu và mong muốn NHCSXH huyện tạo điều kiện cho vay 50 triệu để đầu tư mở rộng thêm diện tích. Hiện số diện tích dứa của gia đình đang sinh trưởng và phát triển tốt,

Ngoài ra ra gia đình Anh Vư, gia đình Anh Lý Sùng Sinh - sinh năm 1985, Anh Sùng Dính sinh năm 1982 cùng thôn - thôn Na Lốc 2 cũng được NHCSXH huyện hỗ trợ cho vay 50 triệu để đầu tư trồng dứa, trồng chuối. Ngoài những hộ gia đình trên còn rất nhiều hộ gia đình khác trên địa bàn xã Bản Lầu nói riêng, huyện Mường Khương nói chung được NHCSXH huyện tạo điều kiện vay vốn để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo địa phương. Đây thực sự kênh tín dụng ưu đãi phù hợp, là cầu nối Đảng, nhà nước với mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là các hộ thuộc diện hộ cận nghèo, hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện.

Hiệu quả từ việc làm tốt công tác tín dụng chính sách xã hội giúp huyện Mường Khương đã từng bước nâng cao tiêu chí thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới. Có thể khẳng định, các chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, kết hợp với các chương trình khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật đã giúp cho đời sống của các hộ nghèo trong huyện có nhiều chuyển biến rõ rệt.

Từ những phương thức sản xuất lạc hậu, manh mún, mang tính tự cung tự cấp dựa nhiều vào tự nhiên là chủ yếu, đến nay nhiều hộ nghèo của huyện đã biết áp dụng theo những tiến bộ khoa học mới, đầu tư chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả đặc sản…, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên khá giả, có thu nhập ổn định, xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm các trang thiết bị sinh hoạt tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

 Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com