Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Rằm tháng Giêng trong tâm thức Việt

24/02/2021 10:23

Kinhte&Xahoi Từ xa xưa, trong dân gian Việt Nam đã truyền tụng câu ca: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Lễ hội rằm tháng Giêng được du nhập vào Việt Nam theo phong tục Tết Nguyên tiêu của người Hoa. Nhưng khi vào đất Việt, Tết Nguyên tiêu đã có một “hình hài” khác trong tâm thức Việt…

Ngày thơ Việt Nam năm 2019.

Cầu nguyện đất nước thanh bình, người dân hạnh phúc

Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới (nguyên là thứ nhất, tiêu là đêm). Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm (ngày rằm tháng Giêng âm lịch). Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên bởi vì còn có Tết Trung nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng Mười).

Có nhiều giai thoại nói về sự tích Tết Nguyên tiêu, trong đó có giai thoại khá thú vị về con thiên nga của thiên đình bay xuống hạ giới và bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng nghe tin nổi giận, sai một hỏa thần đến ngày rằm tháng Giêng xuống phóng hỏa để thiêu trụi mọi thứ ở trần gian.

Tuy nhiên, trong số các quan ở thiên triều có một vị không đồng tình với Ngọc Hoàng, nên đã lén xuống hạ giới để bày cách cho con người treo đèn lồng màu đỏ trước nhà. Thế nên, khi nhìn xuống hạ giới thấy một màu đỏ rực, Ngọc Đế cứ nghĩ lệnh phóng hỏa đã được thi hành, thế là trần gian thoát cơn đại họa. Từ đó, cứ đến rằm tháng Giêng, ở Trung Quốc nhà nhà đều treo đèn lồng như một cách trả ơn vị ân nhân trên thiên đình.

Riêng văn hoá tín ngưỡng của người Việt, Tết Nguyên tiêu là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, lại trùng với lễ Thượng nguyên nên được xem là một trong những ngày rằm lớn trong năm, bao gồm: Rằm tháng 4 (Lễ Phật đản), rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên, Lễ Vu lan), rằm tháng 10 (Lễ Hạ nguyên)…

Thế nên, hội rằm tháng Giêng, ngoài việc tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian, ngâm thơ… thì trọng tâm vẫn là cúng bái gia tiên, thăm viếng chùa chiền, thể hiện văn hoá tín ngưỡng, cầu nguyện cho đất nước thanh bình, mọi người được hưởng một năm an lành, hạnh phúc. 

Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn các đẳng... Nhưng không ai có thể quên bày mâm cỗ để cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. 

Mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng theo từng tín ngưỡng của từng gia đình sẽ có sự khác nhau và tùy từng vùng miền. Gia đình theo đạo Phật sẽ cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào…

Ở các chùa thôn quê, làng quê, cỗ bàn chỉ dùng tương chao, hoa quả nấu với đậu khuôn, đậu phụng, dầu phụng, không thêm nhiều hương liệu nên khi ăn người ta hay bảo nhau: ăn chay phải trộn nhiều món vào một tô mới ngon. Ở miền Trung, nhiều người không theo đạo Phật thì ngày rằm cúng chè xôi và cúng mặn. Cỗ bàn mặn cũng gồm các món cơm canh tuy không thịnh soạn như ngày Tết Nguyên đán…

Một nét văn hóa chung gặp nhau của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam của Lễ hội rằm tháng Giêng chính là dòng người từ già đến trẻ, đi lễ đầu xuân, lên chùa cầu an. Đây được xem là một phong tục đẹp, một nét sinh hoạt văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Qua những hoạt động của người dân Việt trong Tết Nguyên tiêu có thể thấy, tuy tiếp thu, gắn kết nhiều nền văn hoá khác nhau nhưng người Việt vẫn phát huy và gìn giữ những nét văn hoá dân tộc riêng biệt mà hội rằm tháng Giêng là một ví dụ cụ thể.

Tết Nguyên tiêu – Tết của lửa và thơ

Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên - vào ngày này khắp nơi trên cả nước đều tổ chức nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi, trong đó hai yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến là lửa và thơ. 

Là lửa bởi lẽ, Tết Nguyên tiêu diễn ra trong tiết trời lập xuân hoa nở, phát triển lan rộng khắp nơi phá hoại mùa màng. Vì vậy, những người nông dân sẽ đi ra đồng tập trung rơm rạ, lá khô đốt lên để diệt các loại côn trùng có hại để chuẩn bị sản xuất mùa vụ. Ngày nay trên ruộng đồng, nông dân đã dùng tác động hóa chất để thay lửa diệt côn trùng, nhưng yếu tố lửa vẫn được duy trì thông qua tục treo đèn lồng.

Là thơ, còn nhớ có một người nước ngoài đã từng nhận xét: “Trong tâm hồn người Việt Nam luôn có một nhà thơ”. Quả đúng là như vậy, vì xưa kia vào dịp này, vua chúa có lệ ban lấy ngày Nguyên tiêu là dịp để triệu tập các trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn thượng uyển. 

Tại đây, các ông trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại, bởi vậy nên về sau người ta gọi là Tết Trạng nguyên - một ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành. Vào thời Lý - Trần, triều đình có tổ chức Tết Trạng nguyên; đặc biệt dưới thời Vua Lê Thánh Tông, Tết Trạng nguyên được tổ chức một cách trọng thể ở kinh thành Thăng Long, khắp cả trong cung ngoài phố múa hát đàn ca tưng bừng, cờ hoa trang hoàng rực rỡ.

Từ những cái Tết như thế, đã có rất nhiều văn nhân thi sĩ yêu trăng như Mãn Giác Thiền Sư, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… làm nhiều bài thơ hay về Nguyên tiêu.

Xưa là thế, nay thì nhân dịp kỷ niệm 55 năm nhà thơ Hồ Chí Minh viết bài thơ Nguyên tiêu (1948-2003), Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị lấy ngày rằm tháng Giêng hàng năm làm Ngày thơ Việt Nam. Và đầu xuân Quý Mùi - 2003 là năm đầu tiên Ngày thơ Việt Nam tổ chức để tôn vinh thơ ca. 

Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành đều tổ chức Ngày thơ Việt Nam như một lễ hội và bài thơ “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bài thơ đứng ở vị trí hàng đầu trong một trăm bài thơ hay nhất thế kỷ 20, do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân và Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển chọn bao giờ cũng đóng vai trò “bài diễn văn” khai hội chào mừng. 

Nhân nói về bài thơ “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài viết “Nhà thơ Xuân Thủy với bài Nguyên tiêu”, GS Hà Minh Đức đã kể về nguồn gốc ra đời bài thơ. Trong một chuyến công tác ở rừng Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đi kiểm tra chiến dịch trên một con thuyền. Cùng đi có nhà thơ Xuân Thủy và một số cán bộ. 

Công việc xong, khi trở về trời đã khuya, trăng rằm vẫn tỏa sáng vằng vặc trên bầu trời. Khung cảnh thiên nhiên rất nên thơ, chuyện quân đã bàn xong có thể thanh thản ngắm cảnh đẹp trong đêm trăng. Mọi người đề nghị Bác làm thơ. Bác không từ chối và đọc một bài tứ tuyệt chữ Hán “Nguyên tiêu”. Nguyên tiêu là đêm rằm tháng Giêng.

Tháng Giêng có nhiều lễ hội nhưng ngày rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng. Với làng quê đây là ngày dân làng còn đang nghỉ ngơi, ruộng đồng đã cày cấy xong, xóm làng vào hội tôn thờ thần thánh, tổ chức các trò vui. 

Dưới ánh trăng rằm tỏa sáng trong không khí hơi se lạnh nhưng ấm áp của ngày xuân, Bác Hồ đọc, lời thơ ngân vang “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên/Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên/Yên ba thâm xứ đàm quân sự/Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Sau khi đọc xong, để mọi người có thể hiểu hết nghĩa, Bác Hồ nói nhà thơ Xuân Thủy dịch. Nhà thơ Xuân Thủy vâng lời Bác đã dịch nhanh và đọc “Rằm xuân lồng lộng trăng soi/Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân/Giữa dòng bàn bạc việc quân/Khuya về  bát ngát trăng ngân đầy thuyền”…

Lá cờ thơ trong Tết Nguyên tiêu

Lại nói về Ngày thơ Việt Nam, trong cuốn sử của Hội Nhà văn Việt Nam có ghi, năm 2003, làng văn nước ta có hai sự kiện đáng chú ý. Thứ nhất là Hội Nhà văn quyết định lấy ngày rằm tháng Giêng hằng năm làm Ngày thơ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên làng thơ Việt có một “ngày của mình”. Và thứ hai, cũng lần đầu tiên làng thơ Việt có một lá cờ của mình - cờ thơ.

Một trong những nhân vật chính đã góp công sức và trí tuệ làm nên hai sự kiện trên là nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Trọng Tạo. Ông có lần kể về việc tham gia vẽ lá cờ thơ và ra báo Thơ (phụ bản Báo Văn Nghệ) rằng, nghe nhà thơ Hữu Thỉnh thông báo Ngày thơ Việt Nam phải có lá cờ thơ, báo thơ, ông mừng lắm. Có nhiều họa sĩ tham gia vẽ mẫu cờ thơ, nhưng mẫu của ông được chọn.

Cờ thơ, theo nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Trọng Tạo trước hết phải là một lá cờ có sức vẫy gọi, tập hợp đội ngũ những người làm thơ, yêu thơ, khi nó được kéo lên. Cờ thơ còn là cờ của văn hóa, của lễ hội Việt, lại vừa phải rất thơ.

Mẫu lá cờ thơ của Nguyễn Trọng Tạo có hình dáng, màu sắc, đường nét của những lá cờ lễ hội truyền thống dân tộc. Giữa nền vàng là hình con chim lạc mang chữ thơ bay lên. Tất cả hài hòa tựu trung, vừa thiêng liêng thành kính, vừa gần gũi thân thiết; vừa trang trọng quý phái vừa dân gian giản dị. Bây giờ thì những người yêu thơ đã nhiều lần chào lá cờ thơ Việt Nam mỗi khi nó được kéo lên vào Ngày thơ Việt Nam tổ chức vào đúng Tết Nguyên tiêu… 

 

Hồng Minh - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/ram-thang-gieng-trong-tam-thuc-viet-d149331.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com