Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Trong vài năm giá điện tăng 9 lần, chưa bao giờ giảm!

07/09/2020 15:42

Kinhte&Xahoi “Mấy năm qua, giá điện tăng 9 lần, chưa bao giờ giảm. Hầu hết các lình xình đều liên quan đến giá nhưng phải thấy cái gốc là chuyện điều hành ngành điện lực” - đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh phân tích.

Phiên giải trình do UB Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 7/9/2020.

Uỷ viên Thường trực UB Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh nêu vấn đề trên tại phiên giải trình về thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế do UB Kinh tế tổ chức sáng nay, 7/9. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh là người “ngồi ghế nóng” tại phiên giải trình.

“May” do dịch Covid-19 nên chưa thiếu điện?

Mở đầu phiên giải trình, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh báo cáo khái quát, thời gian qua ngành điện đảm bảo cung cấp đủ điện an toàn.

Tuy nhiên, hạn chế thấy rõ là nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ so với quy hoạch làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới. Tổng công suất các nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt gần 60%. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nguy cơ thiếu điện 2020- 2025.

Có hiện tượng mất cân đối nguồn cung điện giữa các vùng miền, ở miền Bắc và miền Trung xảy ra tình trạng thừa cung, trong khi đó, ở miền Nam nguồn cung chỉ đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu.

Nguồn điện từ năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhưng hệ thống truyền tải điện để giải tỏa công suất phát triển chưa đồng bộ. Một số dự án điện (chủ yếu điện mặt trời) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng công suất khoảng 690 MW đã phải hạn chế một phần công suất phát. Đến cuối năm 2020, khi các công trình lưới điện truyền tải đang thi công tại khu vực này được đưa vào vận hành thì tình trạng này mới được giải quyết.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh là người đăng đàn tại phiên giải trình.

Bộ trưởng Công Thương đề cập nguy cơ, nhiên liệu cho phát điện ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu. Việt Nam đã phải nhập khẩu than và tới đây sẽ phải nhập khẩu LNG (Liquefied Natural Gas - khí thiên nhiên được hóa lỏng) cho sản xuất điện. Ước tính cần nhập khoảng 60 triệu tấn than và 12 triệu tấn LNG vào năm 2030. Việc nhập khẩu năng lượng sơ cấp với khối lượng lớn nếu không có chiến lược phù hợp có thể tiềm ẩn rủi ro cho an ninh năng lượng.

Huy động vốn cho các dự án điện thực tế đang gặp nhiều khó khăn. Trung bình mỗi năm nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện khoảng 8-10 tỷ USD nhưng các tập đoàn nhà nước đều gặp khó khăn về tài chính nên việc huy động vốn cho các dự án của khối doanh nghiệp này không dễ. Các dự án nguồn điện do tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài cũng “tắc” do yêu cầu cao từ các bên cho vay (bảo lãnh Chính phủ, chuyển đổi ngoại tệ…).

Về cân đối cung cầu điện giai đoạn 2021 - 2030, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu phụ tải trong giai đoạn tới về cơ bản sẽ thấp hơn so với các kết quả dự báo trước đây. Nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2021-2030. Năm 2025 dự kiến đạt khoảng 337,5 tỷ kWh và năm 2030 dự kiến đạt khoảng 478,1 tỷ kWh.

Công suất nguồn điện năm 2030 dự kiến khoảng 138.000 MW, trong đó nhiệt điện than chiếm 27%, nhiệt điện dầu và khí chiếm 19%, thủy điện chiếm 18%, điện gió và mặt trời chiếm 28%, nhập khẩu 5%, còn lại là các nguồn khác.

Việt Nam đối mặt “cái chết được báo trước”!

Đại biểu Đỗ Văn Sinh nhận định, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, những năm vừa qua, giá điện tăng 9 lần, chưa bao giờ giảm. Hầu hết các lình xình liên quan đến điện các năm qua đều liên quan đến giá. Đặc biệt, thời gian gần đây, dư luận sục sôi về biểu giá điện bậc thang, tốn rất nhiều thời gian chỉnh qua, sửa lại: từ 6 bậc xuống 1 bậc, rồi lại quay về 5 bậc, là một sự tiêu tốn sức lực sai địa chỉ.

“Giá điện và câu chuyện điều hành giá chỉ là cái ngọn của vấn đề. Cái gốc lớn hơn nhiều, từ những bất hợp lý trong quy hoạch, đầu tư phát triển nguồn, chính sách phát triển năng lượng tái tạo… tóm lại là câu chuyện điều hành, chứ không phải giá”, đại biểu Sinh nói.

Ủy viên Thường trực UB Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh nêu nhiều câu hỏi đề nghị Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình.

Phân tích cụ thể hơn, đại biểu Sinh cho rằng, cách lập, phê duyệt với những nội dung của quy hoạch điện lực như trên đã dẫn đến rất nhiều hệ lụy, mà ông chỉ ra 2 hệ lụy chính là vi phạm nguyên tắc “công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh” quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Điện lực; và làm quy hoạch này vừa cứng nhắc vừa dễ vỡ.

Việc thiếu công khai, minh bạch dẫn đến có nhiều nhà đầu tư được lựa chọn không đủ năng lực về tài chính và kỹ thuật, có tình trạng chào bán, chuyển nhượng dự án; nhiều dự án chậm tiến độ (Long Phú 1, Sông Hậu 1), có dự án xảy ra lãng phí tiêu cực tham nhũng (Thái Bình 2).

Mặt khác, trường hợp có sự thay đổi quy mô, thời gian vận hành thì các nhà đầu tư mất rất nhiều thời gian, tiền của, cơ hội đầu tư để được thẩm định, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch. Do đó, không phù hợp với vai trò định hướng của quy hoạch, mà thực chất là để “cấp phép”.

Những tồn tại trên cũng là nguyên nhân dẫn đến tổng công suất các dự án điện có thể đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt khoảng 72%, kéo theo lượng điện thiếu hụt lên đến 13,3 tỷ kWh vào năm 2023. Rất buồn cho nền kinh tế, nhưng lại thành “rất may” cho ngành điện là vài năm gần đây, do ảnh hưởng bởi Covid-19, ảnh hưởng bởi những biến động quốc tế, tăng trưởng điện đã thấp hơn dự báo, nếu không, việc thiếu điện có lẽ không phải ở thì tương lai.

Ông Sinh cũng nêu ngịch lý, trong khi các dự án điện lớn chết đứng thời gian vừa qua (không có dự án khởi công mới, nhiều dự án chậm tiến độ), thì năng lượng tái tạo vô cùng khởi sắc. Điều này đáng lẽ là tín hiệu mừng, vì năng lượng tái tạo là năng lượng sạch cần khuyến khích đầu tư, nhưng hóa ra cũng lại là một điểm bất thường khác trong điều hành.

Thủ tướng đã ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo từ năm 2011, tuy nhiên, theo đại biểu Sinh, Bộ công thương không chủ động  kịp thời chỉ đạo, tổ chức lập, phê duyệt hoặc trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch để công bố công khai danh mục dự án; mà hầu hết do các nhà đầu tư tự do lập và chạy để dự án được bổ sung vào quy hoạch, đã dẫn đến tình trạng vỡ quy hoạch.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh mong muốn buổi giải trình đi đến một kết quả lớn hơn, là giúp những người có trách nhiệm không tiêu tốn thời gian vào những cãi vã nhầm lẫn mà lờ đi một thực tại là việc điều hành đang khiến cho Việt Nam đối mặt với một “cái chết được báo trước” - nguy cơ thiếu điện nhãn tiền ngay trong 1 - 2 năm tới đây.

Phương Thảo - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc https://dantri.com.vn/xa-hoi/trong-vai-nam-gia-dien-tang-9-lan-chua-bao-gio-giam-20200907105349680.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com