Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Ứng xử với trái phiếu doanh nghiệp

28/11/2022 08:39

Kinhte&Xahoi Bức tranh đó cho thấy, người mua trái phiếu doanh nghiệp không có lý gì phải quá lo lắng. Nếu tất cả đổ xô đến “đòi lại” thì không một doanh nghiệp nào có thể trụ được chứ đừng nói là phát triển.

Bộ Tài chính lại đang gấp rút xem xét sửa đổi Nghị định 65 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ sau hơn 2 tháng phát hành do có quá nhiều rào cản kỹ thuật trói chặt tay chân của các doanh nghiệp.

Hiệp hội thị trường trái phiếu cho biết, từ đầu tháng 10 đến 4/11, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận trên các sàn HNX và SSC.

Phát hành trái phiếu mới đóng băng đã lái nhiều doanh nghiệp đến nguồn vốn vay quốc tế. Theo công ty FiinRatings, các doanh nghiệp đã phát hành tổng giá trị 1.915 tỷ USD trong 10 giao dịch được công bố gần đây.

Như vậy, trong khi doanh nghiệp không thể vay ngân hàng vì hết room, họ cũng không thể tiếp tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho sản xuất, kinh doanh. Vậy là các doanh nghiệp phải đi tìm kênh vay vốn ở nước ngoài. Đó là thực tế thật buồn!

Khi dự thảo Nghị định 65 được đưa ra lấy ý kiến, nhiều chuyên gia đã dự báo, với các quy định kỹ thuật đầy rào cản, khi ra đời thì văn bản này sẽ “siết chặt” việc phát hành.

Nó như cú phanh cực gấp cho cỗ xe đang đi tốc độ cao có trọng lượng 1,3 triệu tỷ đồng trong năm 2021 khi thị trường này bùng nổ. Đó là chưa nói đến yếu tố tâm lý của nhà đầu tư ít khi được tính toán trong quá trình thiết kế và thực thi chính sách.

Các nhà đầu tư cần bình tĩnh, tỉnh táo cho doanh nghiệp phát hành cơ hội sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và trả nợ đúng hạn và cam kết.

Xin trích dẫn một góc nhìn của một chuyên gia sau khi phân tích số liệu tổng hợp về bức tranh của trái phiếu doanh nghiệp đã được báo chí đăng tải.

Đầu tiên phải nói đến giá trị trái phiếu đáo hạn, tức là đến hạn phải thanh toán chứ không phải là phát hành để đảo nợ. Trong 2 tháng cuối 2022 phải thanh toán 59 ngàn tỷ đồng. Tính cả năm 2023, tổng số vốn trái phiếu doanh nghiệp phải thanh toán là 311 ngàn tỷ đồng.

Lượng trái phiếu doanh nghiệp trong 10 tháng năm 2022 là 328,9 ngàn tỷ đồng và trong tháng 10 chỉ có 5,8 ngàn tỷ đồng. Xu hướng này không phải là doanh nghiệp không cần vay nợ nữa mà là báo hiệu hoạt động của doanh nghiệp đang giảm tốc, thu hẹp hoặc do phát hành trở nên khó khăn.

Trái phiếu phát hành năm 2022 có tài sản đảm bảo chiếm 46,5%. Số không có tài sản đảm bảo chủ yếu là của các tổ chức tín dụng. Khoảng 170 ngàn tỷ đồng trái phiếu có thời hạn 1-3 năm; gần một nửa là có thời hạn từ 3-10 năm và hơn 10 năm. Ngân hàng chiếm hơn 54% giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp, và doanh nghiệp bất động sản chỉ chiếm gần 21%.

Nền kinh tế tăng trưởng thì ngân hàng cũng tăng trưởng. Số dư vay của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước là khoảng 8 triệu tỷ đồng. Người thì vay kinh doanh, người thì vay tiêu dùng, tất cả đều tạo ra cung và cầu của hoạt động kinh tế. Doanh nghiệp hoạt động cần vốn và trả lãi vay cho ngân hàng. Nhiều khi ngân hàng và người gửi tiền có lãi, còn doanh nghiệp chỉ hoà vốn hoặc lỗ.

Khảo sát số liệu 20 doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán 30/9/2022 thì vay ngân hàng chỉ 10%, phát hành trái phiếu 20% tính trên nợ phải trả của doanh nghiệp. 70% số nợ phải trả còn lại là nợ nhà cung cấp, nợ người lao động, nợ thuế và nhiều thứ nợ khác.

Bức tranh đó cho thấy, người mua trái phiếu doanh nghiệp không có lý gì phải quá lo lắng. Người mua trái phiếu đến hạn mà doanh nghiệp không trả được thì hãy lên tiếng. Nếu tất cả đổ xô đến “đòi lại” thì không một doanh nghiệp nào có thể trụ được chứ đừng nói là phát triển.

Các nhà đầu tư cần bình tĩnh, tỉnh táo cho doanh nghiệp phát hành cơ hội sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và trả nợ đúng hạn và cam kết.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp như tam giác nối ba chủ thể là Nhà nước, doanh nghiệp và người mua trái phiếu. Nhà nước cũng chỉ là một chủ thể mà thôi. Nhưng để thị trường đến mức độ hiện nay với rất nhiều sai phạm, như cơ quan điều tra đã công bố, có phải là do buông lỏng quản lý hay không?

Buông lỏng quản lý, siết chặt, rồi lại tháo gỡ và nhiều yếu tố khác là những bài toán đặt ra cho các nhà soạn thảo dự thảo thay thế nghị định 65 tới đây. Liệu tinh thần của nó sẽ lại quay về nghị định 153?

 Tư Giang - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xăng dầu thiếu cục bộ: Cũng là đứt gãy chuỗi cung ứng!

Xăng dầu đang thiếu cục bộ. Chính phủ cũng đã nhận định, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc bán với số lượng hạn chế, tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam, sau đó đã lan ra các địa phương phía Bắc, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/ung-xu-voi-trai-phieu-doanh-nghiep-d187129.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com