Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Vì sao thí sinh đạt 9 - 10 điểm/môn vẫn trượt nguyện vọng vào đại học?

06/10/2020 10:49

Kinhte&Xahoi Với những ngành có điểm chuẩn cao từ 28 – 29, thậm chí 30 điểm thì nhiều thí sinh đạt 10 điểm/môn vẫn trượt đại học nguyện vọng 1. Vì sao điểm chuẩn đại học năm nay tăng cao như vậy?

Điểm chuẩn cao: Đã được dự báo trước

Nhiều chuyên gia tuyển sinh đưa ra nhận định, điểm chuẩn đại học năm nay tăng cao đã được dự báo trước sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT.

Cụ thể, đề thi tốt nghiệp THPT không quá khó, do vậy, phổ điểm thi năm nay vào các khối xét tuyển cao dẫn đến điểm xét tuyển đại học tăng theo. Những ngành có điểm chuẩn cao đều là những ngành “hot”, thí sinh đổ xô vào đăng ký.

Đặc biệt, năm nay các trường đại học đưa ra nhiều phương thức xét tuyển như xét tuyển kết hợp, xét học bạ, xét tuyển thẳng và dành đến 40 – 50 chỉ  tiêu cho các phương thức này nên chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi THPT giảm gần 1 nửa so với mọi năm.

Với phổ điểm thi năm nay, PGS.TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, điểm trung bình tăng 1 điểm/ môn so với năm ngoái. Điểm chuẩn vào các trường đại học sẽ tăng khoảng từ 1-3 điểm tuỳ ngành.

Do đó, điểm chuẩn một số ngành học năm nay tăng cao, gây sốc, cụ thể: trường ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn các mã ngành đều tăng vọt, nhiều ngành điểm ở mức 28 – 29 điểm (tính theo thang điểm 30). Mã ngành cao nhất là 29,04 điểm, Khoa học máy tính.

Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ngành Công nghệ Thông tin là 28,1 điểm. Ngành Y Đa khoa - ĐH Y Hà Nội là 28,9 điểm.

Nhiều ngành của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐH Quốc gia Hà Nội khối C năm nay cao kỷ lục như: Ngành Hàn Quốc học lên tới 30 điểm; ngành Đông Phương học là 29,75 điểm; ngành Quốc tế học 28,75 điểm; ngành báo chí là 28,5 điểm; ngành Khoa học Quản lý 28,5 điểm...

Ngành luật kinh tế của Trường ĐH Luật Hà Nội là ngành có điểm chuẩn cao nhất 29 điểm với tổ hợp xét tuyển C00.

PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng tuyển sinh trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Nhiều thí sinh tự tin và chủ quan

PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng tuyển sinh, ĐH Bách khoa Hà Nội nhận định: Với phổ điểm thi THPT năm nay cao như vậy thì điểm chuẩn cao hơn so với năm 2019 là đương nhiên. Việc này các trường đại học cũng đã dự đoán trước.

Theo ông Kiên, việc xét tuyển năm nay có đôi chút khó khăn do điểm xét của thí sinh rất sát nhau, việc tăng giảm 0,01 điểm cũng kéo theo tăng giảm vài chục em.

Việc các thí sinh điểm cao chót vót 9 điểm/môn vẫn trượt nguyện vọng mình yêu thích, ông Kiên cho rằng, trước khi điều chỉnh nguyện vọng, các trường đại học đã có dự báo khoảng điểm chuẩn nên nếu các em tự tin hoặc chủ quan chỉ toàn đăng ký ngành hot, không căn cứ vào dự báo điểm chuẩn của các trường  nên trượt cũng là chuyện bình thường.

Ví dụ, ngành Khoa học Máy tính của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhà trường đã đưa ra dự báo là là 28-29 điểm vì năm ngoái mức điểm đã 27,42. Năm nay phổ điểm dịch chuyển ở top trên từ 1-2 điểm, vì vậy không có gì bất thường cả.

Toàn quốc có khoảng gần 1000 em có điểm từ 28 trở lên, chỉ tiêu ngành Khoa học máy tính là 260, tỷ lệ xét theo điểm thi là khoảng 75%.

Với phổ điểm thi của các tổ hợp xét tuyển đại học mà Bộ GD&ĐT đã công bố, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN đã nhận định, dự kiến mặt bằng chung của điểm trúng tuyển đại học năm 2020 sẽ tăng từ 2-4 điểm so với năm ngoái, tùy thuộc vào từng ngành, từng cơ sở đào tạo.

Với việc có quá nhiều phương án xét tuyển năm nay của các trường, khiến nhiều thí sinh rơi vào thế bí? PGS.TS Kiên cho rằng, chỉ “bí” khi các trường yêu cầu xác nhận nhập học trước. Vì khi thí sinh xác nhận thì sẽ không có cơ hội xét tuyển đợt 1 nữa. Vì vậy, học sinh phải lựa chọn.

Chia sẻ với các thí sinh xét tuyển đợt bổ sung, PGS.TS Trần Trung Kiên cho rằng, có thể các ngành hot, ngành yêu thích của các em sẽ không gọi thêm (do đã đủ). Vậy các em nên lựa chọn các ngành gần với lĩnh vực mà mình muốn học. Cần lưu ý ngay tìm hiểu thông tin để nộp nguyện vọng bổ sung kịp thời, đúng hạn.

Bộ Giáo dục nói gì?

Lý giải về điểm chuẩn các trường đại học năm nay tăng cao, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chủ yếu là phục vụ công tác xét tốt nghiệp, đồng thời với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 rất phức tạp, nên đề thi có yêu cầu thấp hơn năm 2019, và do vậy, điểm mặt bằng chung của thí sinh cao hơn.

Về việc điểm chuẩn nhiều ngành học năm nay tăng cao, bà Thủy cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến điểm trúng tuyển vào một ngành có thể cao hoặc rất cao, ví dụ như ngành Hàn Quốc học (khối C) của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN điểm chuẩn là 30 điểm, do chỉ tiêu xét tuyển ngành học ít, trong khi thí sinh có nguyện vọng đăng ký đông.

Bên cạnh đó, các trường đã dành một phần chỉ tiêu cho tuyển sinh bằng các phương thức khác không dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT. 

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT

Bà Thủy cũng cho hay, theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành, thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng vào các trường, các ngành. Bộ GD&ĐT cũng đã thường xuyên khuyến cáo, truyền thông qua các kênh để các em thí sinh lưu ý điểm này khi đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT.

Tuy nhiên, một số thí sinh chỉ đăng ký 1 (hoặc rất ít) nguyện vọng, hoặc chỉ đăng ký vào các ngành, trường thuộc tốp đầu, mức độ cạnh tranh rất lớn. 

Về nguyên tắc, các trường sẽ xét tuyển theo điểm thi từ cao đến thấp. Do giới hạn về chỉ tiêu tuyển sinh nên việc thí sinh có điểm thi thấp hơn các thí sinh khác không trúng tuyển là việc tất yếu có thể xảy ra, mặc dù thí sinh có điểm thi cao hoặc rất cao.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2020, kết quả xét tuyển đại học đợt 1, sơ bộ có 161 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu. Nếu tính từ mức đạt 70% chỉ tiêu trở lên thì con số này lên tới 205 đơn vị (chiếm 66,55% số đơn vị tuyển sinh).

Số liệu này phản ánh công tác tuyển sinh 2020 đã đạt được tiêu chí nhanh gọn, thuận lợi, nhẹ nhàng, hiệu quả… giảm được áp lực cho các đợt tuyển sinh bổ sung. 

Sau kết quả xét đợt 1, có khoảng 83 trường (chủ yếu là các trường ngoài công lập, các trường thuộc tỉnh, các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non) chiếm tỷ lệ 26,95% các trường có tỷ lệ trúng tuyển dưới 50% sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung từ 15/10 cho đến hết năm 2020.

Hồng Hạnh - Theo Dân Trí

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/vi-sao-thi-sinh-dat-9-10-diemmon-van-truot-nguyen-vong-vao-dai-hoc-20201006083315176.htm

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com