Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Vụ mất 400 tỉ đồng ở ngân hàng Oceanbank chi nhánh Hải Phòng: Liệu có bị chìm xuồng?

24/08/2018 09:33

Kinhte&Xahoi Đã gần một năm trôi qua nhưng vụ việc mất 400 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của hơn 20 khách hàng đến nay vẫn chưa có hồi kết. Nhiều khách hàng trước đó “trót” gửi gắm vào Oceanbank chi nhánh Hải Phòng đang mòn mỏi chờ kết luận từ Cơ quan An ninh điều tra...

Đầu tháng 9/2017 hơn 20 khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tại Oceanbank chi nhánh Hải Phòng đã “hoảng hốt” khi phát hiện số 400 tỷ đồng của mình bị “bốc hơi”. Những vị khách này được ngân hàng thông báo số tiền của họ gửi tiết kiệm không có trên hệ thống Corebanking của ngân hàng. 

Lý giải cho điều này, Oceanbank đã đưa ra một thông báo rằng: “Sổ tiết kiệm và thông số trên hệ thống ngân hàng có sự sai lệch, không ăn khớp với nhau. Số seri sổ tiết kiệm thì có, nhưng người gửi là một người khác, và số tiền hoàn toàn khác”... khiến cho những khách hàng càng hoang mang cực độ, cả gia sản của họ đang nằm trên vực thẳm.

Trụ sở ngân hàng Oceanbank chi nhánh Hải Phòng.

Sau khi sự việc xảy ra, khách hàng chỉ biết gửi đơn đi kêu cứu khắp nơi, đồng thời cũng nhiều lần đề nghị lãnh đạo Hội sở Oceanbank làm việc để bàn về phương án bồi thường thiệt hại, quyền lợi chính đáng của mình được bảo đảm. 

Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều khách hàng thì lãnh đạo cao nhất của Oceanbank  chưa một lần xuất hiện hay có bất kỳ một sự phản hồi chính thức nào để trả lời cho sự "mỏi mòn" đợi mong của những khách hàng đang có liên quan đến Oceanbank Hải phòng. 

Trước đó, trong buổi đối thoại hiếm hoi với khách hàng, ông Ngô Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Oceanbank chỉ “cần mẫn” lắng nghe những nguyện vọng của 20 khách hàng, nhưng rồi cũng không có phản hồi nào để mặc cho họ khản giọng kêu gào. 

“Chúng tôi đã tin tưởng, đã hy vọng, đã chờ đợi để mong nhận được câu trả lời thích đáng từ phía Hội sở, thế nhưng càng hy vọng bao nhiêu lại càng tuyệt vọng bấy nhiêu” - một khách hàng cho hay.

Đơn kêu cứu của một số khách hàng Oceanbank Hải Phòng gửi Báo Kinh doanh và Pháp luật.

Trong một diễn biến mới nhất, ngày 14/08/2018, hơn 20 khách hàng đã đến trụ sở ngân hàng Oceanbank chi nhánh Hải Phòng để yêu cầu được giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoài Phương - Phó Giám đốc phụ trách chi nhánh Ngân hàng OceanBank tại Hải Phòng cũng không giúp được gì ngoài việc lắng nghe ý kiến của khách hàng và lời hứa sẽ phản hồi lại với lãnh đạo cấp trên. 

Ngày 15-8, một ngày sau khi đến chi nhánh ngân hàng Oceanbank Hải Phòng yêu cầu được bồi thường thiệt hại không có kết quả, 20 khách hàng lại cùng nhau đến chi nhánh Oceanbank tại Hải Dương để mong tìm được câu trả lời thích đáng.

Tuy nhiên, sau hơn 3 tiếng đồng hồ chờ đợi, trải qua rất nhiều chặng đường đàm thoại, lời giải thích của GĐ chi nhánh này cũng như nhân viên ngân hàng tại đây chỉ có câu trả lời là “có sự sai lệch thông tin giữa sổ tiết kiệm và dữ liệu trên hệ thống ngân hàng”. 

Khi khách hàng yêu cầu nói rõ sự sai lệch đó là gì thì phía ngân hàng mới đưa ra một văn bản của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an, yêu cầu “Để phục vụ công tác xác minh điều tra, ngân hàng được yêu cầu giữ nguyên hiện trạng hồ sơ tài liệu, dữ liệu hệ thống của các giao dịch liên quan đến vụ án cho đến khi có quyết định của cơ quan điều tra và cơ quan chức năng khác có thẩm quyền. Tạm dừng giao dịch những Thẻ tiết kiệm có dấu hiệu làm giả” và từ chối cung cấp thông tin.

Nhiều khách hàng vẫn mòn mỏi đến trụ sở của ngân hàng Ocean bank để đòi lại tiền của chính mình.

Tiền của chúng tôi, vì sao bắt chúng tôi chờ? Đó là câu hỏi đầy sự phẫn nộ và bức xúc của hơn 20 khách hàng trong vụ việc nêu trên. "Thực tế, khi chúng tôi mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng là trở thành khách sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Và rõ ràng, khách hàng vẫn đang nắm giữ sổ tiết kiệm chưa tất toán thì đương nhiên có giá trị pháp lý để rút tiền. Còn việc tiền trong tài khoản của khách hàng tự dưng bị mất đó là chuyện của ngân hàng. Ngân hàng quản lý yếu kém dẫn đến mất tiền của khách hàng thì ngân hàng chứ không phải kẻ chiếm đoạt tiền chịu trách nhiệm trước khách hàng. Khách hàng gửi tiền cho ngân hàng chứ không phải gửi tiền cho cá nhân cán bộ ngân hàng. Trong trường hợp này người bị hại là ngân hàng chứ không phải là khách hàng", một khách hàng nêu quan điểm.

Trao đổi với PV, bà Trần Thị Thu Hà một khách hàng bị mất tiền bức xúc cho biết, chúng tôi chỉ căn cứ vào hợp đồng mở và sử dụng tài khoản, sổ tiết kiệm mà yêu cầu ngân hàng trả tiền gốc, lãi và bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc chậm trả đó, ngoài ra chúng tôi không biết đến bất cứ một vấn đề nào khác. 

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, luật sư Nguyễn Đức Thuận - Đoàn Luật sự thành phố Hải Phòng cho biết: "Nếu ngân hàng không thanh toán thì khách hàng có thể khởi kiện một vụ án kinh tế để yêu cầu ngân hàng trả tiền lãi, tiền gốc và bồi thường thiệt hại. Trong quá trình khởi kiện, khách hàng có thể yêu cầu tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc ngân hàng phải trả cho mình trước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà ngân hàng đang giữ để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Trong trường hợp ngân hàng cố tình đưa vấn đề hình sự vào nhằm kéo dài thời hạn xét xử vụ án thì khách hàng có thể yêu cầu tòa án tách phần hình sự để giải quyết".

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định rõ: “Quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật”. Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy định các ngân hàng và tổ chức tín dụng có “Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của khách hàng”. Bởi vậy, ngân hàng phải có trách nhiệm đối với số tiền gửi của khách. Bà Trần Thị Kim Chi, bà Nguyễn Thị Minh Huệ, ông Lê Vương Hoàng chỉ là đại diện của ngân hàng, nhân danh ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng. Mối quan hệ giữa 20 khách hàng và ngân hàng là giao dịch dân sự nhận tiền gửi. 

"Khi tiền gửi của khách bị thất thoát, ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường và khách hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện dân sự yêu cầu ngân hàng thanh toán số tiền thất thoát cho mình. Trách nhiệm hình sự của bà Trần Thị Kim Chi, bà Nguyễn Thị Minh Huệ, ông Lê Vương Hoàng phải chịu với Nhà nước độc lập và nằm ngoài quan hệ giữa ngân hàng và 20 khách hàng nói trên. Việc ngân hàng đổ lỗi cho cá nhân cán bộ sai phạm và thờ ơ trước quyền lợi của người gửi tiền là những hành động có thể tạo nên nguy cơ rủi ro lớn trong hoạt động của cả hệ thống ngân hàng bởi khi cán bộ làm sai, ngân hàng cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của cán bộ đó chứ không thể đổ cho trách nhiệm của cá nhân cán bộ với khách hàng được. Điều đó là không đúng với nguyên lý của pháp luật, với đòi hỏi thực tế và không đúng với lòng tin mà khách hàng gửi gắm vào ngân hàng" một khách hàng bày tỏ quan điểm.

Diễn biến sự việc sẽ ra sao? Đến khi nào những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng Oceanbank chi nhánh Hải Phòng mới có thể lấy lại được tiền của chính mình?

Báo Kinh doanh và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!

Theo KD&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com