Xem nhiều

Vạch mặt gian dối của Thẩm mỹ viện Mailisa!

Hô biến bộ sản phẩm “Doctor Magic” thành thần dược chữa trị nám, ngang nhiên mời gọi khách sử dụng dịch vụ không được phép thực hiện tại cơ sở của TMV Mailisa. Dùng những thủ thuật tránh né cơ quan...

Xử phạt VTVCab và FPT Telecom do vi phạm quy định sở hữu vốn

18/04/2023 11:06

Kinhte&Xahoi Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt Công ty FPT Telecom với số tiền 70 triệu đồng, trong khi mức phạt với Công ty VTVCab là 85 triệu đồng.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, theo ghi nhận của Cơ quan quản lý nhà nước, mặc dù đã được phổ biến pháp luật về truyền hình trả tiền, tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện hai trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm quy định nêu trên là Công ty VTVCab và Công ty FPT Telecom.

Cả hai doanh nghiệp này khi thực hiện niêm yết cổ phần trên sàn chứng khoán đã không thực hiện thủ tục khóa giao dịch đối với nhà đầu tư nước ngoài để đáp ứng điều kiện không xuất hiện vốn nước ngoài tại doanh nghiệp.

Với vi phạm nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt hai doanh nghiệp lần lượt, như sau: Công ty FPT Telecom bị xử phạt 70 triệu đồng và Công ty VTVcab bị xử phạt 85 triệu đồng. 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam Finance)

Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 51 Luật Báo chí và Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, điều kiện để được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam, như sau: “Là doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ”. 

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng chưa được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ là hành vi vi phạm hành chính được quy định tại điểm c, Khoản 5, Điều 17 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, báo chí, hoạt động xuất bản.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, thị trường truyền hình trả tiền hiện nay có 36 doanh nghiệp đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam.

Từ những trường hợp vi phạm nêu trên, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử lưu ý các doanh nghiệp đã có Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chấp hành nghiêm quy định pháp luật về truyền hình trả tiền nói chung và quy định về sở hữu vốn tại doanh nghiệp nói riêng để đảm bảo duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo đúng quy định pháp luật.

Trong quá trình kinh doanh dịch vụ, nếu doanh nghiệp có nhu cầu thực tế về vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cần nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành để thực hiện thủ tục có chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ trước khi tiếp nhận vốn nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp.

 Lê Hải - Ngọc Huy - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xăng dầu thiếu cục bộ: Cũng là đứt gãy chuỗi cung ứng!

Xăng dầu đang thiếu cục bộ. Chính phủ cũng đã nhận định, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc bán với số lượng hạn chế, tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam, sau đó đã lan ra các địa phương phía Bắc, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/xu-phat-vtvcab-va-fpt-telecom-do-vi-pham-quy-dinh-ve-so-huu-von-d192613.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com