Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt

12/06/2021 21:09

Kinhte&Xahoi Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt Nam ta thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn.

Tết Đoan Ngọ là một lễ Tết văn hóa cổ truyền của người dân Việt Nam vào đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam được gọi một cách dân dã là Tết diệt sâu bọ.

Tết này có nội hàm văn hóa phong phú gắn liền với kinh nghiệm của nhân dân lao động về sự tuần hoàn của quy luật tự nhiên, thời tiết... có tác động đến sức khỏe, sinh hoạt của con người cũng như hoạt động sản xuất mùa vụ trong năm.

Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.

Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.

Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc... Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ của Việt Nam bắt nguồn từ một truyền thuyết. Vào một ngày sau khi trúng vụ mùa, nông dân ăn mừng nhưng lại bị sâu bọ kéo đến ăn sạch hoa màu, thực phẩm đã thu hoạch.

Trong khi đang đau đầu không biết phải xử lý thế nào thì có một ông lão xuất hiện tự xưng là Đôi Truân.
- Người dân làm lễ thắp hương Tết Đoan Ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo và chỉ một lúc sau, đàn sâu bọ té ngã rã rượi.

Lão ông còn bảo thêm: "Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này, cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng".

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ (từ 11 giờ - 13 giờ).

Hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu trong ngày này.

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên đán, có lẽ "Tết diệt sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra, còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, mọi nhà chuẩn bị vật phẩm cúng tổ tiên. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật.

 Theo KTĐT

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trách nhiệm từ những doanh nghiệp FDI

Quỹ Vaccine phòng Covid-19 được thành lập vào ngày 31/5 và chính thức ra mắt vào tối 5/6, nhằm huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách Nhà nước, phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine và nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

link bài gốc http://kinhtedothi.vn/nguon-goc-va-y-nghia-ngay-tet-doan-ngo-cua-nguoi-viet-423276.html