Được biết, giai đoạn 2022-2025, tỉnh Bắc Giang thoái vốn Nhà nước tại 10 công ty cổ phần. Đó là Công ty cổ phần: Dược phẩm Bắc Giang; Xuất nhập khẩu Bắc Giang; Sách giáo khoa và Thiết bị trường học; Thuốc lá và Thực phẩm Bắc Giang (TP Bắc Giang); Hồng Thái (Việt Yên); Quản lý và Xây dựng đường bộ Bắc Giang; Thương mại và Dịch vụ Hiệp Hòa; Giống cây trồng Bắc Giang; Giống chăn nuôi; Quản lý công trình Đô thị Bắc Giang. Vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này chiếm từ gần 2% - 65% với tổng trị giá hơn 31 tỷ đồng. 

Hình ảnh minh họa.

Theo đó, những doanh nghiệp có người đại diện phần vốn Nhà nước do tỉnh Bắc Giang quản lý hoạt động chưa hiệu quả, để nợ kéo dài như: Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Lục Nam, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Mai Sơn, Công ty cổ phần Gạch Hồng Thái, Công ty cổ phần Giống chăn nuôi. 

Người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Thuốc lá & Thực phẩm Bắc Giang từ năm 2018 đến nay chưa nhận bàn giao phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nên không có cơ sở đánh giá, xếp loại hàng năm. 

Công ty cổ phần Giống chăn nuôi Bắc Giang hoạt động kém hiệu quả.

Đáng chú ý, đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Giống chăn nuôi Bắc Giang, mặc dù chưa hết thời hạn cử làm người đại diện song những năm qua hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty kém hiệu quả; năm 2022, doanh nghiệp hoàn thành dưới 70% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được giao theo kế hoạch (theo báo cáo của Sở Tài chính).

"Do vậy, đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp (hiện Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do Sở Tài chính làm Trưởng đoàn đang thực hiện kiểm tra tại Công ty); trên cơ sở đó, đề xuất kiểm điểm trách nhiệm hoặc cho thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định", Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang có ý kiến. 

Hay tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lục Nam, nhiều năm gần đây hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thấp, để nợ nhiều, chưa đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp... 

Ảnh minh họa.

Đối với ông Nguyễn Mạnh Cường, người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Thuốc lá & Thực phẩm Bắc Giang, mặc dù chưa nhận bàn giao quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, song Công ty cổ phần Thuốc lá và Thực phẩm Bắc Giang đang trong giai đoạn bị xem xét trách nhiệm theo Kết luận thanh tra của cơ quan chức năng; bên cạch đó, Công ty cổ phần Thuốc lá và Thực phẩm Bắc Giang cũng thuộc đối tượng thực hiện thoái vốn theo Kế hoạch số 08/KH-UBND.

“Do vậy, đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cho ông Nguyễn Mạnh Cường tiếp tục làm người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Thuốc lá và Thực phẩm Bắc Giang theo Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh để phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết những tồn tại cũng như thực hiện thoái vốn tại doanh nghiệp”, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang kiến nghị.

Trong khi đó, 4 doanh nghiệp (Công ty cổ phần Đường bộ Bắc Giang, Công ty cổ phần Sách giáo khoa và Thiết bị trường học, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần Gạch Hồng Thái) thời hạn cử làm người đại diện đến khi có Quyết định của UBND tỉnh về việc thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc không có thời hạn. Tuy nhiên, theo Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (thay thế NĐ số 106/2015/NĐ-CP), quy định thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước được xác định theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị (quy định mới). 

Qua những thông tin kể trên có thể thấy, việc người đại diện phần vốn Nhà nước tại các công ty có phần vốn do tỉnh Bắc Giang quản lý đã nhiều năm hoạt động không hiệu quả, thậm chí có Công ty để xảy ra “mất vốn”. Chính vì vậy, tỉnh Bắc Giang cần có những động thái quyết liệt để tăng tính hiệu quả sử dụng vốn.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

Quang Vũ - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nâng sức mạnh cho doanh nghiệp, doanh nhân Việt

Doanh nghiệp là lực lượng tạo ra quy mô, sức mạnh kinh tế quốc gia, hay nói cách khác là quyết định “sức khỏe” của nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là nhận diện đầy đủ về bức tranh tổng thể, xác định giải pháp phù hợp, đủ tầm nhằm đáp ứng mục tiêu tăng nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng doanh nghiệp, doanh nhân, bảo đảm hoạt động hiệu quả trong thời kỳ mới.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/dia-phuong/nhieu-doanh-nghiep-nha-nuoc-thuoc-tinh-bac-giang-lam-an-kem-hieu-qua-d199953.html