Những cành đào dán tem đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội

23/01/2021 11:23

Kinhte&Xahoi Trên đường Lạc Long Quân (Tây Hồ - Hà Nội), những cành đào đầu tiên có tem truy xuất nguồn gốc đã được các tiểu thương bày bán phục vụ nhu cầu chơi Tết Nguyên đán.

Trao đổi với Pv Dân trí, anh Thành, chủ nhân của những cành đào chia sẻ, đào có nguồn gốc từ xã Lóng Luông (Vân Hồ - Sơn La), sau khi được phép khai thác, anh đã đăng ký với chính quyền địa phương và được phát tem để dán lên các cành đào.

Những cành đào trồng dán tem xuất hiện ở Hà Nội vài ngày nay.
Tất cả đều được dán tem "Đào Vân Hồ".

"Chúng tôi được tuyên truyền, phổ biến rằng năm nay đào rừng mà gia đình trồng phải được đăng ký để lấy tem dán vào các cành mới có thể vận chuyển đi bán được", anh Thành nói.

Theo anh Thành, hiện tại anh và người thân mới vận chuyển được một chuyến gồm khoảng 50 cành đào rừng từ Vân Hồ xuống Hà Nội. Hai ngày nay, số lượng đào bán khá ít ỏi, không khí mua sắm Tết không nhộn nhịp như mọi năm.

Sự xuất hiện của các cành đào dán tem truy xuất nguồn gốc gây chú ý của nhiều người dân Hà Nội.
Theo dự đoán, giá đào rừng năm nay sẽ cao hơn nhiều số với các năm trước.

"Năm nay chắc chắn đào rừng sẽ có giá cao hơn những năm trước, trung bình mỗi gốc đào sẽ dao động từ 3 - 7 triệu đồng, thậm chí có cành lên đến cả chục triệu tùy vào kích cỡ của gốc, dáng và thế của cây", - anh Thành chia sẽ.

Cũng theo ghi nhận, những cành đào mang xuống Hà Nội chủ yếu là đào phai, trên thân xuất hiện những lớp địa y, rêu xanh... Một số cành đã lác đác điểm một vài bông hoa như báo hiệu mùa xuân đang về.

Thân đào mang đặc trưng riêng, khác biệt hẳn so với đào trồng ở Nhật Tân.
Trung bình mỗi cành đào rừng cao từ 2 - 3 m.
Đào được bó gọn để tiện cho việc vận chuyển.
Đào bày bán ở Hà Nội
Gốc đào được ngâm nước để giữ được vẻ tươi tắn lâu hơn.
Được biết, hiện có hơn 5.000 hộ trồng đào ở Sơn La đã đăng ký nhận tem tại Chi cục Đo lường chất lượng (Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh).
Cán bộ của Sở sẽ thực hiện các bước kiểm kê, xác nhận thông tin khai báo, sau đó cấp tem, hướng dẫn người dân dán tem cho đào.
Một vài cành, những bông hoa bắt đầu bung nở mang đậm hương sắc núi rừng Tây Bắc.

Theo các thương lái, đào rừng có hai loại là đào rừng tự nhiên và đào rừng được người dân lấy giống trồng trên các đồi, vườn rừng.

Vài năm trở lại đây, loại đào rừng do người dân trồng được ưa chuộng vì mang vẻ đẹp hoang sơ, hoa nở rực rỡ và rất bền. Với nhiều người ở vùng xuôi, có cánh đào phai của rừng khoe sắc cũng giống như là đã mang được cả mùa xuân ở rừng về căn nhà đón Tết.

Trước đó, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Sơn La thông tin, ngày 22/1 sẽ dán khoảng 1 vạn tem cho cây đào trồng để truy xuất nguồn gốc. Tỉnh Sơn La đã nhận 100.000 tem mã vạch từ Trung tâm Mã vạch Quốc gia. Việc gắn mã vạch truy xuất nguồn gốc đào trồng nằm trong kế hoạch thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm hàng hóa.

Cũng theo khảo sát, đường Lạc Long Quân là điểm đầu tiên xuất hiện đào rừng do người dân trồng có dán tem phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân Thủ đô.

 Phi Hùng - Theo Dân Trí

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Doanh nghiệp Hà Nội: Khẩn trương ngay từ đầu năm

Vượt qua năm 2020, cộng đồng doanh nghiệp đã có những đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của thành phố thực hiện tốt "mục tiêu kép" - vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Bước vào năm 2021, không khí làm việc sôi động đã diễn ra khẩn trương tại hầu khắp các đơn vị ngay từ những ngày đầu với quyết tâm duy trì đà phục hồi kinh tế.

Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực vì dân

Với phương châm “Điện đi trước một bước”, Đảng ủy, Ban lãnh đạo Công ty Điện lực Hà Đông luôn xác định Ngành Điện là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, nhiệm vụ đảm bảo cung ứng điện có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm chính trị, an ninh - quốc phòng và nâng cao chất lượng đời sống của người dân trên địa bàn Quận Hà Đông.

Link bài gốc https://dantri.com.vn/du-lich/nhung-canh-dao-dan-tem-dau-tien-xuat-hien-o-ha-noi-20210122232836487.htm