Những trường đại học nào dự kiến điểm chuẩn năm 2019 'khủng' nhất?

03/08/2019 11:00

Kinhte&Xahoi Theo quy định, sau 8/8, các trường đại học mới được công bố điểm chuẩn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều trường đại học top trên đã công bố mức điểm chuẩn dự kiến tăng so với năm ngoái và có thể lên tới 28 điểm.

Nhiều trường đại học top trên đã công bố mức điểm chuẩn dự kiến.

Theo dự báo của các trường đại học, nhiều khối ngành hot như Kỹ thuật, Kinh tế, Y dược,,… đều có xu hướng tăng điểm chuẩn so với năm ngoái từ 1 đến 3 điểm.

Các chuyên gia, lãnh đạo của nhiều trường đại học nhận định, điểm chuẩn các ngành trong năm 2019 sẽ tăng do điểm trung bình có môn cao hơn năm trước.

Khối ngành kĩ thuật tăng cao

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố điểm chuẩn dự báo của 55 chương trình đào tạo đại học chính quy tuyển sinh năm 2019. Nhóm ngành dự báo có điểm chuẩn cao nhất lên tới 28 điểm là Khoa học máy tính.

Theo đó, ở nhóm 1: điểm chuẩn dự kiến từ 27 đến 28 điểm gồm: CNTT: Khoa học máy tính (IT1)

Ở nhóm 2: điểm chuẩn dự kiến từ 26 đến 27 điểm bao gồm 02 chương trình đào tạo là: CNTT: Kỹ thuật máy tính (IT2) CNTT Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10).

Còn các ngành khác trường có điểm chuẩn thấp hơn từ 19 đến 26 điểm.

Trường khối ngành kinh tế nhích nhẹ

Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân- Ông Bùi Đức Triệu đưa ra mức điểm chuẩn dự kiến vào đại học hệ chính quy năm 2019. Theo đó, sẽ tăng ở một số ngành hot và giảm ở một số ngành mới mở.

Năm nay, điểm chuẩn dự kiến là 1 số ngành tăng, 1 số không tăng mà có thể giảm. Ở 1 số ngành mới mở điểm có thể =< 20,5 là điểm thấp nhất của năm ngoái. Lý do, theo ông Triệu là thí sinh dồn vào các ngành hot là chính.

Ông Triệu cho rằng, một số ngành có thể tăng điểm so với năm 2018 là: Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Thương mại điện tử, Logistic và quản lý chuỗi cung ứng, Quan hệ công chúng…

Trong khi đó, năm 2018 ngành có điểm chuẩn cao nhất là Kinh tế quốc tế với 24,35 điểm. Kinh doanh quốc tế có điểm chuẩn cao thứ 2 với 24,25.

Lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương cũng cho biết, dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển vào trường năm nay có thể cao hơn một chút so với năm 2018.
 
Thông tin từ Học viện Tài chính cho rằng, năm nay số thí sinh có tầm tổng điểm trong khoảng từ 18 đến 23 khá nhiều. Tầm từ 24 điểm trở lên thì ít hơn.

“Những trường có điểm chuẩn năm ngoái từ 18 đến 23 chắc chắn năm nay sẽ tăng so với năm 2018. Còn lại các ngành, trường năm ngoái có mức điểm từ 24 trở lên thì năm nay điểm chuẩn có thể nhích lên nhưng sẽ không tăng quá cao so với năm ngoái.

Đối với những trường năm ngoái mà điểm chuẩn dưới 18 thì có thể mức điểm chuẩn năm nay sẽ có nhiều biến động, trong khoảng từ 3 điểm”, vị lãnh đạo phòng đạo tạo nói.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM dự kiến điểm chuẩn ngành tăng thấp nhất 1 điểm, ngành tăng cao nhất từ 3,5 - 4 điểm so với năm ngoái.

Khối ngành Y- Dược: Cao nhất là 27 điểm?

Trao đổi với Tiền Phong, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho biết, trường sẽ công bố điểm chuẩn vào ngày 9/8.

Cũng theo ông Tú, với điểm thi và phổ điểm THPT Quốc gia năm 2019 điểm chuẩn vào các trường ĐH Y Hà Nội có thể cao hơn năm 2018.

"Năm nay phổ điểm cao hơn năm ngoái nên dự kiến điểm chuẩn cũng sẽ cao hơn năm ngoái từ 1 đến 3 điểm, tùy ngành"- ông Tú nhận định.

Năm 2018, điểm chuẩn Y đa khoa của ĐH Y Hà Nội là 24,75 điểm. Nếu như dự đoán của vị Phó Hiệu trưởng, điểm chuẩn các ngành có thể tăng từ 1 đến 3 điểm thì điểm chuẩn cao nhất của trường cũng có thể ở mức 26-27 điểm.

Phân tích dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2019, ThS. Nguyễn Thành Công, giáo viên trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm, cho rằng tuyển sinh năm nay, dự đoán điểm chuẩn vào ngành Y cao nhất 27 điểm.

TS Lê Đình Tùng, Phó trưởng Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội dự đoán, mức điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội có thể cao hơn năm 2018 từ 1 đến 2 điểm.

Trường ĐH Y dược TP.HCM, lãnh đạo phòng đào tạo của trường cũng dự đoán, nhiều khả năng điểm chuẩn tất cả các ngành của trường đều tăng so với năm 2018, nhưng sẽ thấp hơn mức điểm năm 2017. Nhiều khả năng mức điểm chuẩn các ngành của trường sẽ tăng từ 1 đến 1,5 điểm so với năm trước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Bàn tay vô hình” đằng sau vấn nạn sách giả

Cuộc chiến phòng chống sách lậu, sách giả hàng thập kỷ qua đã gặp không ít gian nan. Theo một thống kê gần nhất của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, chỉ riêng sách giáo dục, kể từ năm 2010 đến nay có ít nhất 500.000 đầu sách và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu tại rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Theo Tiền Phong/ Pháp luật Plus