Những trường hợp nào người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp?

02/06/2020 07:17

Kinhte&Xahoi Nghị định 61/2020/NĐ-CP của chính phủ vừa được ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Nghị định 61/2020/NĐ-CP của chính phủ vừa được ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh Internet.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 12 về đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 của Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp:

1- Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

2- Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

3- Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

4- Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

5- Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp người lao động đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian này được xác định là thời gian đóng nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm.

N. Trường

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giám đốc Cty Vico bán hóa đơn khống

TAND TP Hà Nội vừa tiếp nhận hồ sơ vụ án mua bán hóa đơn GTGT. Các bị can trong vụ án này là Dương Văn Tuấn, SN 1964, GĐ Cty TNHH sản xuất và thương mại Vico (Cty Vico) và Nguyễn Thị Mai Hương, SN 1984, kế toán Cty Vico.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/nhung-truong-hop-nao-nguoi-lao-dong-duoc-xac-dinh-la-dang-dong-bao-hiem-that-nghiep-d125942.html