Sản phẩm giảm cân CQ Slim Coffee, Detox X3, Supper 7days: Mập mờ nguồn gốc xuất xứ?

29/11/2018 14:52

Kinhte&Xahoi Nhận định thị trường “giảm cân” đang được người tiêu dùng quan tâm và đánh vào tâm lý “sính ngoại” của người Việt, CQ Slim Coffee, Detox X3 và Supper 7days phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Chanel Châu liệu có phải hàng nhập khẩu từ Thái Lan và có tác dụng thần thánh như lời quảng cáo?

Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm giảm cân được quảng cáo là siêu phẩm, thần thánh bất chấp mọi cơ địa, mọi độ tuổi. Quảng cáo dữ dội nhất hiện nay là bộ ba thuốc giảm cân D7 của Bệnh viện Yanhee (Thái Lan) gồm CQ Slim Coffee, Detox X3 và Supper 7days, với giá trên 300 ngàn đồng cho mỗi hộp, được quảng cáo với lời có cánh là sản phẩm có tác dụng “thổi bay” mỡ vô cùng nhanh chóng.

Tuy nhiên, theo như phản ánh của người tiêu dùng đến tòa soạn, trên nhãn mác các sản phẩm này hoàn toàn không thể hiện đây là hàng nhập khẩu như quảng cáo. Cụ thể, bao bì sản phẩm này hoàn toàn bằng tiếng Việt, không hề có bất kỳ thông tin nào cho biết sản phẩm này đã công bố chất lượng với Cục ATTP và có nguồn gốc xuất xứ Thái Lan.

Sản phẩm được Châu Chanel thổi phồng công dụng và không thấy dấu hiệu nguồn gốc sản phẩm.

Trước những phản ánh của người tiêu dùng về dấu hiệu mập mờ của các sản phẩm PV đã tìm hiểu và được biết sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Chanel Châu có địa chỉ tại 122/3 Yên Thế, phường 2, quận 12, TP.HCM. Trên bao bì của sản phẩm không có thông tin được nhập khẩu từ nước ngoài và mập mờ bằng con chữ “phân phối độc quyền”, “Thái Lan” bằng tiếng Việt. Hoàn toàn bộ ba sản phẩm này không thể hiện nơi sản xuất trên bao bì cũng như dấu hiệu về số đăng ký hàng hóa, số lô sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm.

Theo quy định về hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm, dược phẩm đối với sản phẩm thương mại khi nhập khẩu về Việt Nam nếu không có thông tin bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh bắt buộc phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt và hàng hóa dạng này phải công bố chất lượng hay đăng ký lưu hành trước khi bán ra thị trường. Đối với sản phẩm nhập khẩu phải thể hiện xuất xứ nhập khẩu thông qua mã số, mã vạch của quốc gia xuất khẩu. Cụ thể được nên tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc” (khoản 3 Điều 7).

Người tiêu dùng nghi ngờ có dấu hiệu mập mờ nguồn gốc sản xuất.


Tuy nhiên, qua sản phẩm thực tế cho thấy không có những dấu hiệu nhận biết cơ bản đó. Đối với sản phẩm CQ Slim Coffee hoàn toàn các thông tin bằng tiếng Việt và đang có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng. Thậm chí Công ty TNHH Chanel Châu có thể đang sản xuất và kinh doanh sản phẩm chưa có đăng ký chất lượng.

Trên nhiều kênh bán hàng Online sản phẩm giảm cân D7 thậm chí còn thổi lên rằng bộ ba này là “thuốc”, “đã uống là giảm” nhưng toàn bộ giấy tờ kiểm nghiệm sản phẩm lại thể hiện sản phẩm này là một dạng thực phẩm. Tra cứu trên hệ thống cổng thông tin của Cục An toàn thực phẩm bộ ba sản phẩm CQ Slim Coffee, Detox X3 và Supper 7days cũng không có bất kỳ một thông tin nào cho thấy các sản phẩm này đã được công bố chất lượng với Bộ Y tế.

Detox X3 cũng có dấu hiệu mập mờ, thổi phồng công dụng và không thấy thông tin công bố chất lượng trên cổng thông tin của Cục ATTP.


Thực hư tác dụng của các dòng sản phẩm này như thế nào, chưa ai có thể khẳng định được nhưng chúng ta không thể phủ nhận, thị trường thực phẩm giảm cân đang loạn nhịp, từ những dòng nội địa cho đến hàng nhập khẩu đang quá nhiều và không thể kiểm chứng hết. Tại Việt Nam, việc sử dụng các sản phẩm làm đẹp, nhất là các sản phẩm được bán qua mạng đã trở nên phổ biến nhưng hầu như không mấy người quan tâm đến độ an toàn. Những tác hại của việc sử dụng thuốc giảm cân cũng như sản phẩm làm đẹp bôi trực tiếp lên da, hay sản phẩm điều trị một số loại bệnh thầm kín trôi nổi trên thị trường không đảm bảo an toàn đã được các bác sĩ, chuyên gia y tế cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng dường như không hiệu quả bằng những lời quảng cáo có cánh đang đánh trúng tâm lý người dùng hiện nay.

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Cục ATTP để làm rõ hơn những sản phẩm của Công ty TNHH Chanel Châu và thông tin tới bạn đọc.

Nghị định 43/ 2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa
Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa

1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

2. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm tại Phụ lục I hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. 

 

Theo Thương trường/HATAP

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sở hữu 'đất vàng' vẫn nợ thuế hàng trăm tỷ đồng

Được UBND TP. HCM phê duyệt phương án giá đất dự án với mức tiền sử dụng đất phải nộp chỉ khoảng 33,3 tỷ đồng, nhưng sau khi kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu doanh nghiệp phải nộp bổ sung số tiền gấp 10 lần mức này.