Tạm dừng cấp giấy phép quy hoạch Khu đô thị sinh thái, du lịch biển Sầm Sơn

28/11/2018 08:50

Kinhte&Xahoi Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc quy hoạch, thực hiện quy hoạch thành phố Sầm Sơn.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về phản ánh kiến nghị của báo chí, người dân, doanh nghiệp liên quan đến việc quy hoạch, thực hiện quy hoạch thành phố Sầm Sơn và việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, du lịch biển Sầm Sơn.

Xét báo cáo của Bộ Xây dựng về kết quả xác minh, phản ánh kiến nghị của báo chí, người dân, doanh nghiệp liên quan đến việc quy hoạch, thực hiện quy hoạch thành phố Sầm Sơn và việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, du lịch biển Sầm Sơn, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tham mưu, chỉ đạo tạm dừng cấp giấy phép quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng trong thời gian lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, du lịch biển Sầm Sơn và việc giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. 

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa kịp thời khắc phục, điều chỉnh những tồn tại trong việc lập quy hoạch chi tiết Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn liên quan đến quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.

 

Theo TTXVN/KD&PL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sở hữu 'đất vàng' vẫn nợ thuế hàng trăm tỷ đồng

Được UBND TP. HCM phê duyệt phương án giá đất dự án với mức tiền sử dụng đất phải nộp chỉ khoảng 33,3 tỷ đồng, nhưng sau khi kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu doanh nghiệp phải nộp bổ sung số tiền gấp 10 lần mức này.

Viglacera Hà Nội và 'nỗi ám ảnh' nợ nần

Từng bị Cục Thuế Hà Nội nêu tên nợ thuế 70 tỷ đồng, Công ty CP Viglacera Hà Nội (MCK: VIH) đang ngập trong nợ nần. Tình trạng này làm cho cấu trúc tài chính của Viglacera Hà Nội mất cân đối và gặp nhiều rủi ro.