2 bác sĩ Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn bị tước chứng chỉ hành nghề

04/11/2022 15:18

Kinhte&Xahoi Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa ra quyết định xử phạt và tước chứng chỉ hành nghề đối với 2 bác sĩ thuộc Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn.

Theo đó, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã xử phạt bác sĩ chuyên khoa Nội tổng hợp, Gây mê hồi sức - Trần Thị Ngọc Phượng và bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ - Nguyễn Quốc Chí cùng của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn có địa chỉ tại số 666 đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 5, quận Tân Bình, TP HCM.

Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn có địa chỉ tại số 666 đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 5, quận Tân Bình, TP HCM.

Cụ thể, hai bác sĩ Trần Thị Ngọc Phượng và bác sĩ Nguyễn Quốc Chí đều được xác định có hành vi vi phạm là: “Lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật.”

Với hành vi trên, hai bác sĩ Trần Thị Ngọc Phượng và bác sĩ Nguyễn Quốc Chí của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn bị xử phạt hành chính mỗi người 2 triệu đồng.

Ngoài ra hai bác sĩ Trần Thị Ngọc Phượng và bác sĩ Nguyễn Quốc Chí còn bị phạt bổ sung – Khắc phục hậu quả là: "Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn 02 tháng."

Trước đó, vào thời điểm tháng 4/2022, tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn đã xảy ra vụ việc một người phụ nữ tên L. đã tử vong sau khi thực hiện dịch vụ cấy mỡ ngực tại đây.

Theo đó, ngày 19/4, bà L. đến Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn khám tiền phẫu và được hẹn thực hiện cấy mỡ ngực sau đó 1 ngày. Sau khi bà L. nhập viện Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn để thực hiện phẫu thuật cấy mỡ ngực thì bị khó thở phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng không qua khỏi và đã tử vong ngày sau đó.

Sau khi vụ việc xảy ra, Công an quận Tân Bình và Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã phối hợp kiểm tra, niêm phong hồ sơ bệnh án, yêu cầu cơ sở tạm ngưng hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ cho đến khi có kết luận điều tra.

Theo Luật sư Trương Minh Tùy Luật sư Công ty Luật TNHH Đại Việt Luật cho biết: Đối với trường hợp này trách nhiệm của bệnh viện là khai báo trường hợp với cơ quan Y tế cấp trên là Sở Y tế, cảnh sát điều tra VKS và khắc phục hậu quả đối với người đã chết. Cùng với đó, Bệnh viện cần phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chi phí mai táng hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả như bồi thường cho gia đình bị hại.

Cũng theo Luật sư Trương Minh Tùy, căn cứ các nội dung trên thì có cơ sở để xem xét khởi tố hình sự vụ án trên về hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp với tính mạng của người khác. Trong đó, dấu hiệu pháp lý của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp là; Khách thể là xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng; Chủ thể là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi luật định; Mặt khách quan là hành vi vô ý làm chết người.

Trong đó, điều 129 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định rất rõ về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính cụ thể như sau:

“- Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

 Hiếu Nguyễn - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/2-bac-si-benh-vien-tham-my-kangnam-sai-gon-bi-tuoc-chung-chi-hanh-nghe-d186177.html