Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Ca hát giúp giảm triệu chứng COVID-19 kéo dài

05/05/2022 12:36

Kinhte&Xahoi Hát có thể giúp giảm đáng kể tình trạng khó thở khi mắc hội chứng COVID-19 kéo dài. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí y khoa “The Lancet Respiratory Medicine.”

Ảnh minh họa

Những người tham gia khảo sát đã tham gia chương trình thở trực tuyến sử dụng kỹ thuật ca hát, được phát triển bởi Dàn nhạc Opera Quốc gia Anh (ENO) và Đại học Hoàng gia London, Anh.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi dữ liệu của 150 người tham gia bị khó thở trung bình 320 ngày kể từ khi bắt đầu có các triệu chứng COVID-19. Những người này được chia thành hai nhóm. Một nhóm gồm 74 người tham gia chương trình thở của ENO kéo dài 6 tuần và một nhóm đối chứng gồm 76 người tiếp tục điều trị thông thường.

Cả hai nhóm đều được đánh giá sau 6 tuần. Sau đó, nhóm đối chứng cũng được tham gia chương trình thở của ENO.

Các chuyên gia đề nghị người tham gia tự chấm điểm mức độ khó thở khi nghỉ ngơi, đi bộ, leo cầu thang và chạy, với điểm tối đa là 100.

Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều có sự cải thiện, trong đó những người tham dự chương trình của ENO cải thiện rõ rệt hơn về thở và sức khoẻ tinh thần.

Cụ thể, nhóm ENO có điểm khó thở khi chạy thấp hơn 10,48 điểm so với nhóm còn lại, thấp hơn 8,44 điểm khi leo cầu thang và 2,72 điểm khi đi bộ. Tuy nhiên, khi nghỉ ngơi, tỷ lệ khó thở của nhóm điều trị thông thường thấp hơn nhóm ENO.

Trong nghiên cứu cũng đánh giá mức độ cải thiện sức khỏe tinh thần của bệnh nhân trong vòng 6 tuần.

Kết quả cho thấy nhóm học hát có điểm số trung bình cao hơn 2,42 điểm so với nhóm còn lại.

Tiến sĩ Keir Philip thuộc Đại học Hoàng gia London, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết với việc tỷ lệ người mắc COVID-19 kéo dài là 1/50, việc tìm ra biện pháp điều trị mới là vô cùng quan trọng.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cả hai cách điều trị bằng kỹ thuật thở đều giúp giảm triệu chứng, và chương trình (của ENO) là một cách đầy sáng tạo, nhân văn và tích cực”, tiến sĩ Keir Philip nói.

Từ năm 2020, ENO đã tổ chức chương trình giúp các bệnh nhân mắc COVID-19 cải thiện tình trạng thở bằng lớp tập thở tổ chức một lần/tuần. Các bệnh nhân hậu COVID-19 tham gia lớp học sẽ được luyện thở bằng các bài tập như hát ru hay thổi ống.

Chương trình thở của ENO kéo dài 6 tuần được thực hiện trực tuyến. Đến nay, chương trình đã có hơn 1.000 người truy cập.

 Ngọc Ly - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ca-hat-giup-giam-trieu-chung-covid-19-keo-dai-195623.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com