Còn 65 bệnh nhân COVID-19 nặng thở oxy
Bộ Y tế cho biết ngày 2/10 có 490 ca mắc mới COVID-19, tiếp tục giảm so với ngày trước đó; trong ngày có hơn 300 bệnh nhân khỏi, bệnh nhân nặng đang điều trị giảm xuống 65 ca.
Đây là ngày có số ca mắc mới COVID-19 thấp nhất trong hơn 4 tháng nay, đồng thời cũng là 2 ngày liên tiếp số mắc mới giảm sâu so với những ngày trước đó; số bệnh nhân nặng đang điều trị cũng giảm sâu, chỉ bằng một nửa so với nhiều ngày qua thường xuyên ở mức khoảng 100- 150 bệnh nhân nặng, thậm chí có ngày lên đến gần 190 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.480.518 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.609 ca nhiễm).
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 ở nước ta thời gian qua
Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 10.592.911 ca, trong số hơn 843 nghìn người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát, bệnh nhân đang thở ô xy là 65 ca, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 56 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy xâm lấn: 5 ca.
Ngày 1/10 không ghi nhận ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.149 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình tiêm vắc xin COVID-19
Trong ngày 1/10 có 26.385 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 260.205.383 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.502.154 liều: Mũi 1 là 71.064.052 liều; Mũi 2 là 68.655.246 liều; Mũi bổ sung là 14.539.780 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.831.379 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.411.697 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.974.198 liều: Mũi 1 là 9.107.369 liều; Mũi 2 là 8.852.262 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.014.567 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.729.031 liều: Mũi 1 là 9.862.691 liều; Mũi 2 là 6.866.340 liều.
Ảnh minh hoạ
Theo thống kê của Bộ Y tế đến hết ngày 2/10, tổng số vắc xin COVID-19 đã tiêm ở nước ta là 260.210.114 liều các loại.
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, về mũi 3, đến nay đã tiêm 50.832.065 mũi (đạt tỷ lệ 78,1%). Trong đó: 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: Bình Định (58,3%); Phú Yên (60,7%); Đồng Nai (53,3%); Đồng Tháp (59,2%); Bình Phước (59,8%); 3 tỉnh có tỷ lệ mũi 3 cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%); Sóc Trăng (97,7%). Về kết quả tiêm mũi 4, đến nay có tổng số 15.412.684 mũi tiêm.
Đối với nhóm từ 12-17 tuổi, đến nay tiêm mũi 3 là 5.017.217 trẻ (đạt tỷ lệ 58,5%). Trong đó, 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (36,2%); Quảng Ngãi (38,3%); Phú Yên (22,5%); TP. Hồ Chí Minh (34,8%); Bà Rịa- Vũng Tàu (16%); 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (97,3%); Lâm Đồng (91,1%); Sóc Trăng (99,3%).
Đối với nhóm từ 5 - 12 tuổi, đến nay sau hơn 5,5 tháng triển khai tiêm cho trẻ trong độ tuổi này, tổng số mũi tiêm là16.729.411, trong đó mũi 1: 9.862.737 trẻ (đạt tỷ lệ 88,9%).
Trong đó, 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Trị (77,5%); Đà Nẵng (67,5%); TP Hồ Chí Minh (62,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (71%); Đồng Nai (78%); 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Ninh Bình (99,6%); Bắc Giang (99,9%); Điện Biên (99,1%)
Về tiêm mũi 2 cho trẻ trong độ tuổi này, đến nay là 6.866.674 trẻ (đạt tỷ lệ 61,9%). Trong đó, 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (31,9%); Quảng Nam (33,4%); TP Hồ Chí Minh (34,9%); Bà Rịa- Vũng Tàu (41,1%), Đồng Nai (43,1%); 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,5%); Sóc Trăng (98,4%); Cà Mau (93,8%).
Theo Bộ Y tế, trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp.
Tốc độ gia tăng số mắc hàng ngày của COVID-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bản chất của biến thể về khả năng lây nhiễm (virus SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi, không ổn định); khả năng bảo vệ miễn dịch giảm theo thời gian và độ bao phủ vaccine; Khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống dịch, do đó khó dự báo được mức độ tăng cụ thể trong thời gian tới.
Hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.
Đặc biệt cần tiếp tục đẩy nhanh Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, thực hiện tiêm mũi tăng cường và tăng độ bao phủ tiêm vắc xin cho trẻ em an toàn, khoa học và truyền thông nâng cao ý thức người dân và cộng đồng.
Phương Thu - TTTĐ