Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Căng thẳng cuộc đua tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội

06/06/2022 08:10

Kinhte&Xahoi Trong tháng 6, các trường THPT chuyên và không chuyên của Hà Nội tổ chức thi tuyển. Không riêng thi vào lớp 10, tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 cũng căng thẳng không kém, nhất là nhóm các trường tốp đầu, trường có tiếng của Hà Nội. Một số có tỉ lệ chọi lên đến 1/20, hoặc 1/30.

Thí sinh, phụ huynh căng thẳng trong các kỳ thi chuyên lớp 10 tại Hà Nội.

Áp lực từ luyện thi quá nhiều

Với tuyển sinh lớp 1 thì ngay từ mẫu giáo lớn, các bé đã phải bước vào cuộc đua học chữ, học Toán để khi vào lớp 1 là phần lớn các bé đã “đọc thông, viết thạo”. Nhiều phụ huynh phải “học” cùng con tới “ám ảnh” với dấu móc ngược móc xuôi, chuẩn chỉnh từng ô ly…

Tiếp đó, để chuẩn bị cho lớp 6 trường chuyên, lớp chọn thì ngay từ lớp 2, 3, phụ huynh đã đưa con vào “sự nghiệp” luyện thi. Thời điểm này, ngoài những trường tuyển sinh theo đúng tuyến, một số trường THCS chất lượng cao đã công bố phương án tuyển sinh năm học 2022-2023 từ sớm.

Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam năm nay sẽ tuyển 200 học sinh lớp 6 theo hình thức sơ tuyển hồ sơ và kiểm tra đánh giá năng lực Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Ở vòng hồ sơ, học sinh phải đáp ứng đủ điều kiện học bạ từ lớp 2, 3, 4, 5 đều được khen thưởng danh hiệu: “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện”.

Để có một suất được học ở các trường tốp đầu, không ít phụ huynh xoay xở nhiều cách để đáp ứng những điều kiện khắt khe các trường đưa ra. Ngoài điểm cao “ngất ngưởng”, các bé sẽ còn phải tham gia các cuộc thi để thêm điểm cộng cho các tiêu chí phụ. Vì thế, từng có hiện tượng học bạ toàn điểm 10 của học sinh tiểu học gây sốt vài năm trước...

Đến ngày thi, học sinh sẽ phải thực hiện đủ 3 bài kiểm tra các môn gồm: Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh bằng hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận với thời lượng kiểm tra mỗi môn 45 phút.

Trên các diễn đàn, nhiều phụ huynh tham gia chủ yếu để tìm kiếm các bộ đề minh họa đánh giá năng lực của các trường, thông tin về các thầy cô dạy thêm các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh giỏi, uy tín hay chia sẻ kinh nghiệm ôn luyện cho con. Nhiều phụ huynh không tiếc tiền bạc đầu tư cho con luyện thi từ khá sớm.

Thậm chí có không ít người cho con học thêm để luyện thi ngay từ năm học lớp 4, thậm chí lớp 2, lớp 3. Bất kể lớp học đi từ đầu này tới đầu kia thành phố, các ca học kín mít từ sáng tới khuya, phụ huynh cũng sẵn lòng. Cùng với đó là học phí cao ngất cho các lớp cấp tốc với hy vọng “chắc suất” vào trường mà phụ huynh nhắm tới.

Hiệu trưởng Trường THCS Ngoại Ngữ (ĐH Ngoại ngữ), bà Nguyễn Huyền Trang cho biết, sau năm đầu tiên tuyển sinh với tỉ lệ chọi 1/30, nhà trường đã tổ chức thi thử các vòng để phụ huynh, học sinh lượng sức mình và “tự loại”. Do đó, đợt tuyển sinh lần này “giảm nhiệt” hơn một chút với 1.900 hồ sơ đăng ký dự thi (tỉ lệ chọi 1/19).

Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) năm nay cũng tuyển sinh toàn quốc bằng kiểm tra đánh giá năng lực trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.

Ngoài kết quả kiểm tra, trường này còn cộng điểm khuyến khích nếu học sinh có chứng chỉ TOEFL Primary gồm 2 kỹ năng nghe và nói; học sinh đạt giải chung cuộc trong cuộc thi Tin học trẻ cấp thành phố; sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng cấp thành phố; Vô địch Toán đồng đội thế giới…

Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội chia sẻ, đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh không quá khó, đánh đố học sinh mà nội dung, kiến thức chủ yếu trong chương trình lớp 5. Do đó, học sinh không cần đi luyện thi, học thêm, chỉ cần học chắc, nắm vững kiến thức cơ bản, tự tin có thể thực hiện tốt bài thi. Riêng môn Ngoại ngữ, phụ huynh có điều kiện nên đầu tư cho con học càng sớm càng tốt.

Tỷ lệ “chọi” gay gắt

Ngày 4/6, tại Hà Nội, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ và Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (KHTN) đã cùng tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào trường năm học 2016-2017. Do lịch thi của hai trường trùng nhau nên số lượng thí sinh dự thi vào trường giảm so với năm ngoái, song tỷ lệ chọi vẫn căng hơn cả thi đại học.

Theo đó, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ có hơn 2.900 thí sinh dự thi vào trường, chỉ tiêu tuyển sinh là 380 em và không tuyển thẳng. Như vậy, tỷ lệ “chọi” vào trường năm nay vào khoảng 1/7. Trường THPT chuyên KHTN năm nay có 2.300 thí sinh đăng kí dự thi, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh mỗi khóa khoảng 450 em.

Thí sinh sẽ dự thi 3 môn gồm Ngữ Văn, Toán và Ngoại ngữ trong 2 ngày 4/6 và 5/6, mỗi môn thi có thời gian làm bài khoảng 120 phút. Để thuận lợi cho thí sinh, năm nay Sở GD-ĐT Hà Nội quy định kết quả tuyển sinh vào lớp 10 chuyên trên địa bàn sẽ được công bố vào cùng một ngày.

Bên cạnh thi vào các trường THPT chuyên trực thuộc đại học, thí sinh chuẩn bị vào lớp 10 sẽ còn trải qua kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức.

Nếu có nguyện vọng vào một trong bốn trường có lớp chuyên thuộc Sở gồm THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây, thí sinh phải dự thi thêm ba ngày 18-20/6.

Theo Sở GD-ĐT, mùa tuyển sinh năm học 2022 - 2023 sẽ có khoảng gần 40% học sinh Hà Nội không có cơ hội vào học lớp 10 THPT công lập. Hà Nội có khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, tăng khoảng 19.000 học sinh so với năm học 2020 - 2021. Dự kiến, các trường THPT tuyển vào lớp 10 khoảng 104.000 học sinh. Tuy nhiên, chỉ tiêu vào trường công lập chỉ có khoảng 77.000 học sinh, số còn lại vào trường tư thục.

Trên các diễn đàn bàn về chuyện thi cử lớp 10, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ lo lắng. Đa phần các mẹ thấy xót xa khi nhìn con học quá nhiều, nhồi nhét từ sáng đến đêm. Ngoài giờ học hai buổi sáng chiều ở trường, các em lớp 9 còn phải đến các lớp học thêm, luyện thi, hoặc tối phải về nhà luyện giải đề thi, làm bài tập. Giấc ngủ lúc 10 giờ đêm với các em là một điều xa xỉ.

Khổ nhất là phụ huynh chứng kiến, xót con nhưng “không thể” bảo con dừng học lại. Phần vì tương lai của con, phần vì cha mẹ mong con vào công lập để đỡ phần nào học phí. Đâu phải nhà nào cũng có đủ điều kiện để con học trường tư. Đâu phải ai cũng đủ tự tin nói với con là “kệ đi, thi rớt thì qua trường dân lập học, cha mẹ lo hết”.

Chính từ áp lực phải vào được công lập khiến các em lớp 9 phải học ngày, học đêm. Các em đi học từ sáng sớm đến tối mịt mới về nhà, sau đó lại tiếp tục làm bài tập, luyện đề đến đêm khuya, các trường hợp đo không phải là hiếm. Có em còn xin mẹ được nghỉ học một buổi, mẹ hỏi nghỉ làm gì thì em nói: “Con nghỉ học để ngủ, con mệt mỏi lắm rồi, học suốt ngày còn học cả đêm, con sợ không trụ nổi nữa!”…

Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho biết, năm nay trường tuyển 240 học sinh lớp 6, đến thời đểm này đã có 3.739 hồ sơ đăng ký (tỉ lệ chọi 1/15,5).

Bà Thu Anh chia sẻ, phụ huynh không nên cho con đi luyện thi quá nhiều ở các trung tâm gây áp lực thi cử rất lớn cho con, trong khi nội dung bài kiểm tra đánh giá hoàn toàn trong chương trình học. Thay vào đó, cha mẹ nên rèn cho con khả năng đọc, tự học và kỹ năng tập trung làm bài. Bởi qua các mùa tuyển sinh, khi vào phòng thi, một số em áp lực quá đã bật khóc. Thậm chí có em ngồi chơi gần hết thời gian làm bài mới hoảng hốt xin cô cho con “viết thêm mấy chữ”... 
Kỳ thi vào lớp 10 THPT Hà Nội năm học 2022-2023 được tổ chức vào các ngày 18 đến 20/6, trong đó ngày 18/6 thi môn Ngữ văn và Ngoại ngữ, sáng 19/6 thi môn Toán. Ngày 20 dành cho các thí sinh dự thi môn chuyên vào các trường THPT chuyên.

TS Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục TP Hà Nội nhận định, các em học sinh đang đối mặt, áp lực lớn nhất chính là từ gia đình, cha mẹ nào cũng mong con giỏi giang. Áp lực thứ hai của học sinh là từ phía nhà trường. Trường nào cũng đều có quy chuẩn của mình và đòi hỏi học sinh phải đem về những đỉnh cao cho trường mình, đó cũng là điều rất bình thường và các em phải tự mình điều chỉnh để phù hợp.

Do đó, hơn bao giờ hết, thí sinh và phụ huynh phải xác định được sức học của mình để đăng ký vào những trường vừa sức. Học sinh cần có thời gian để tự học và ôn luyện, chứ không phải cứ theo các “lò luyện” là con em mình có thể đỗ được vào trường mong muốn… 

 Uyên Na - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/cang-thang-cuoc-dua-tuyen-sinh-dau-cap-tai-ha-noi-d183236.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com