Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Chân dung ông trùm “cát tặc” ở thủ phủ cát Đức Linh

10/10/2021 08:23

Kinhte&Xahoi Như Báo Pháp luật Việt Nam đã liên tiếp có bài phản ánh, nạn cát “tặc” và lạm dụng, núp bóng giấy phép để khai thác cát vô tội vạ đang diễn ra nhức nhối ở tỉnh Bình Thuận khiến người dân địa phương bất bình. Không hề kém cạnh cái tên Long Khá ở huyện Tánh Linh kế bên, Bình “cát” là “trùm” cát tặc nổi danh ở huyện Đức Linh (Bình Thuận).

Không giống như những mỏ cát lậu khác khi mà các đối tượng khai thác thường chọn những địa điểm sâu, xa và lén lút hoạt động thì Bình “cát” lại ngang nhiên khai thác ngay gần khu dân cư.

Núp bóng dưới danh nghĩa Công ty TNHH Xăng dầu Đức Tín, Bùi Ngọc Bình (Bình “cát”) chọn ngay địa bàn khu dân cư Đồng lớn, Thị trấn Đức Tài (huyện Đức Linh) làm cứ địa, “ông trùm” này ngang nhiên vơ vét, tận thu nguồn tài nguyên này suốt nhiều năm qua mà dường như không gặp bất cứ sự can thiệp, trở ngại nào từ phía chính quyền.

Khi “cát tặc” là sân chơi của những “ông lớn”

Từ tin báo của người dân ở cơ sở, nhóm phóng viên báo Pháp luật Việt Nam đã thâm nhập các mỏ cát khổng lồ của Bình “cát” ở các xã: Tân Hà, Trà Tân, Đông Hà và thôn 2, xã Gia Huynh. Chúng tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến hàng chục héc ta đất bị cày nát, tan hoang. Theo thông tin chúng tôi có được, Bình được cấp phép khai thác 40 ngàn mét khối cát mỗi năm.

Thực tế, Bình chủ yếu cuốc cát dơ khu vực xung quanh đất rẫy rồi mang về vị trí được cấp phép để bơm rửa thành cát sạch để tiêu thụ. Với lượng khai thác mỗi ngày hàng chục, thậm chí hàng trăm xe siêu trọng thì chỉ cần thời gian một, hai tháng, Bình đã thực hiện hết sản lượng được giao trong giấy phép. Thế nhưng, như đã nói, trong nhiều năm qua, những chiếc xe cuốc, máy hút cát vẫn hoạt động rầm rập suốt ngày đêm.

Mỏ cát của Bình tan hoang do khai thác vô tội vạ với nhiều xe cuốc, máy hút cát rầm rập ngày đêm.

Cách đối phó với động tĩnh của cơ quan chức năng mà đối tượng này áp dụng cũng giống như Long Khá, đó là cử đàn em cảnh giới từ xa ở tất cả cửa ngõ dẫn vào mỏ cát. Khi phát hiện có người lạ, lập tức, chúng báo cho nhau tẩu tán phương tiện và lẩn trốn khỏi hiện trường. Tuy nhiên, người dân cho rằng, cũng chẳng có gì khó nếu muốn bắt tại trận, vấn đề nằm ở chỗ chính quyền có quyết tâm dẹp bỏ nạn khai thác cát quá mức hay không mà thôi.

Đáng nói hơn, bãi cát của Bình khai thác ngay dưới chân đường dây điện cao thế, âm ỉ kéo theo nguy cơ rủi ro, tai họa cho con người. Không hiểu thế lực của Bình “cát” như thế nào, mà tuyệt nhiên không một người dân nào dám lên tiếng trước công luận về hành vi lợi dụng giấy phép khai thác để đục khoét ồn ào, dai dẳng. Dù rằng, mỗi ngày họ đang phải kêu trời vì nương rẫy xói lở nghiêm trọng và mối họa này chưa biết bao giờ mới chấm dứt.

Đường đi của “cát lậu”

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Trần Ngọc Triết, Trưởng phòng Tài nguyện và Môi trường huyện Đức Linh cho biết, UBND huyện Đức Linh vừa tịch thu và xử phạt “Bình cát” gần 100 triệu với lý do khai thác cát không phép tại địa bàn giáp ranh giữa hai huyện Đức Linh và Tánh Linh. Đồng thời kiến nghị Sở Công thương kiểm tra hóa đơn chứng từ của công ty mà “Bình cát” làm chủ. Đồng thời, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận xem xét, sắp xếp lại giấy phép đã cấp cho Bình.

Bãi cát của Bình khai thác ngay dưới chân đường điện cao thế 500 KV Bắc Nam.

Theo điều tra của chúng tôi, thay vì khi khách hàng mua cát thì Bình phải xuất hóa đơn để thanh quyết toán và làm căn cứ vận chuyển lưu thông trên đường thì, để đối phó với cơ quan chức năng, khi khách hàng mua cát, Bình lại xuất hóa đơn cho Công ty TNHH TM Vận tải Ngọc Công, có địa chỉ đăng ký kinh doanh ở xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Thực chất, chủ của Công ty Ngọc Công là anh ruột Bình “cát”. Sau đó Công ty Ngọc Công lại làm hợp đồng mua bán với Công ty TNHH Xăng dầu Đức Tín của Bình và xuất hoá đơn ngược lại cho Bình “cát”. Như vậy, việc xuất hóa đơn của Bình là không mất gì vì thuế Giá trị gia tăng (VAT) lúc này chạy ngược lại công ty của Bình. Đáng nói, với việc xuất hóa đơn nói trên, Bình “cát” còn thu từ người mua cát thêm 30.000/m3.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin

 Nhóm PV- Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/dieu-tra-ban-doc/chan-dung-ong-trum-cat-tac-o-thu-phu-cat-duc-linh-d168284.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com