Xem nhiều

Ô nhiễm không khí gây những bệnh nguy hiểm nào?

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. Bên cạnh đó, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về phổi, tim, hen suyễn…

Sông Hàn đang bị... bức tử?

Dự án Marina Complex do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty CP Tập đoàn VN Đà Thành hợp tác đầu tư đang gây lo ngại sẽ tạo nên hệ lụy… do lấn sông Hàn

Chế độ ăn uống cho trẻ nhỏ mắc tay chân miệng

31/07/2022 20:51

Kinhte&Xahoi Trẻ nhỏ khi mắc tay chân miệng thường có biểu hiện mệt, sốt, quấy khóc, biếng ăn. Nhiều phụ huynh rất lo lắng vì sợ trẻ không ăn uống được, không đảm bảo dinh dưỡng để mau khỏi bệnh, hồi phục sức khoẻ.

TS. BS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ bị tổn thương niêm mạc miệng sẽ gây đau khi ăn dẫn đến ăn kém, bỏ ăn, có nguy cơ hạ đường máu. Trẻ bị nổi các mụn nước trong khoang miệng và trên lưỡi, chúng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét gây đau rát làm trẻ khó ăn uống. Vì vậy cần cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu như súp, cháo loãng, sữa…

Ảnh minh họa

Các món cháo, súp chứa nhiều nước giúp cung cấp tân dịch cho cơ thể, bù lượng nước thiếu hụt bị mất do trẻ sốt. Cháo, súp cũng rất dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Dạ dày không phải làm việc nhiều, hỗ trợ giảm được các triệu chứng bệnh tiêu hóa.

Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại cháo, súp như: cháo thịt gà, cháo thịt bò, cháo trứng, cháo thịt băm, cháo sườn, cháo tôm, súp tôm… hoặc thay thế bằng cách uống sữa, ăn bún, miến, phở kết hợp với các loại rau củ như: cà rốt, bí đỏ, khoai tây, nước rau củ… để cung cấp protein, calo, vitamin, khoáng chất.

Đây là những chất dinh dưỡng rất cần thiết giúp cải thiện các triệu chứng viêm đường hô hấp và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi khi trẻ bị ốm. Không nên ép trẻ ăn nhiều trong một bữa khiến trẻ sợ hãi hoặc dễ nôn trớ mà nên cho trẻ ăn ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn. Các bữa cách nhau khoảng 3 giờ.

Để giúp dịu họng, giảm đau các vết loét, ngoài việc cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm 3-4 lần mỗi ngày, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ nên uống nước lọc, nước trái cây, sữa, nước dừa tươi…

Trong chế độ ăn của trẻ bị tay chân miệng nên ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm vì chất kẽm vừa có tác dụng tăng cường sức đề kháng vừa làm các vết thương, vết loét chóng lành hơn, giúp trẻ nhanh hồi phục.

 Phương Thu - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội: Thách thức mới về môi trường ở các huyện chuẩn bị lên quận

Việc chuyển một số huyện lên quận tại Hà Nội là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Điều này sẽ mang lại những lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng khiến các địa phương đối mặt với nhiều thách thức mới về môi trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/che-do-an-uong-cho-tre-nho-mac-tay-chan-mieng-202356.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com